ClockThứ Bảy, 20/03/2021 14:40

Giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp vận tải “gồng” mình

TTH - Ảnh hưởng dịch COVID-19 chưa phục hồi, giá xăng dầu lại tăng liên tiếp trong thời gian gần đây làm cho các doanh nghiệp (DN) vận tải lo lắng.

Giá xăng tăng lên cao nhất trong vòng 1 nămTăng 5 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III lên 17.270 đồng mỗi lítGiá xăng tăng gần 400 đồng/lítGiá xăng tăng cao nhất trong 8 tháng qua

Giá xăng dầu tăng liên tục gần đây ảnh hưởng kinh doanh vận tải. Ảnh: VĂN MINH

Khó chồng khó

Mới đây, khi nghe thông tin giá xăng dầu tiếp tục tăng, ông Trần Sĩ Cuộc, Giám đốc HTX Vận tải ô tô Huế rất lo. Lo bởi khách đi lại chưa ổn định do ảnh hưởng dịch COVID-19, nay giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến từng phương tiện vận tải mỗi khi lăn bánh. Đơn vị này có gần 100 phương tiện; trong đó gần 50% phương tiện chạy tuyến đường dài liên tỉnh bắc - nam, gần 10 phương tiện chuyên chở hàng hóa liên tỉnh Huế-Đà Nẵng.

Bình quân mỗi ngày tại TP. Huế, đội xe của HTX xuất bến hơn 40 chuyến; trong đó hơn 20 chuyến đường dài liên tỉnh bắc- nam (Huế-Hà Nội, Huế-TP. Hồ Chí Minh, Huế-Hải Phòng...).

Theo giá xăng dầu như hiện nay, mỗi chuyến xe liên tỉnh bắc- nam của HTX Vận tải ô tô Huế phải “đội” thêm gần 1 triệu đồng. “Do dịch bệnh, khách đi lại chưa ổn định, giá xăng dầu như thời điểm hiện tại nếu kéo dài thêm, nhiều nhà xe sẽ không trụ nổi”, ông Cuộc nói.

Kể từ thời điểm giá xăng dầu tăng, ông Hồ Tăng Cường, Đội trưởng xe buýt liên tỉnh Huế-Đà Nẵng cũng than mỗi khi đưa xe ra bến hoạt động. Hiện tại, đội xe buýt này gồm 54 chiếc, loại 29 ghế; trong đó địa bàn  tỉnh Thừa Thiên Huế 29 chiếc, còn lại ở Đà Nẵng. Hiện nay, tại bến xe phía nam TP. Huế, xe buýt hoạt động từ 5 giờ sáng đến 8 tối mỗi ngày nhưng tỷ lệ khách đang giảm sâu, thậm chí có chuyến phải “chạy gió” khi rời bến.

Phương tiện vận tải khách liên tỉnh chưa điều chỉnh tăng cước phí dù giá xăng dầu liên tiếp điều chỉnh tăng mạnh

Giá xăng dầu tăng, đồng nghĩa với tăng chi phí cho mỗi đầu xe khi hoạt động. Với xăng dầu hiện tăng 20-30% so với giá đầu năm 2021, lộ trình theo tuyến mỗi xe tăng gần 100 nghìn đồng. Bình quân mỗi ngày xuất 20 chuyến, mất thêm gần 2 triệu đồng. Ông Cường cho hay, từ đầu năm 2020 đến nay, xe buýt Huế-Đà Nẵng hoạt động vẫn duy trì giá vé 70 nghìn đồng/lượt. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, khi các chi phí tăng, các DN thường đề xuất tăng cước phí. Trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp, ngành vận tải chưa phục hồi nên chưa muốn nói đến chuyện tăng giá cước.

“Khéo co thì ấm”

Theo đại diện một hãng taxi lớn ở TP. Huế, mấy năm nay giá cước taxi luôn ở mức cố định dù giá xăng dầu thường biến động. Giá xăng dầu liên tiếp tăng trong thời gian gần đây ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên hiện nay đơn vị vẫn chưa đàm phán, đề xuất tăng giá mà đang “nhìn nhau”, để giữ thị phần. Khi tăng giá cước lại cạnh tranh với dịch vụ khác thì sợ mất khách. Hơn nữa mỗi lần tăng giá cước phải điều chỉnh đồng hồ giá cước cũng rất mất thời gian và chi phí...

Ông Đoàn Văn Quang, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế chia sẻ, hiện nay, trên địa bàn có 9 hãng taxi, gần 1.000 phương tiện hoạt động. Giá xăng dầu lần này tăng gần 10% so với giá điều chỉnh vào dịp cuối tháng 2/2021 đã ảnh hưởng đến hoạt động của DN vì nó chiếm gần 30% chi phí hoạt động. Trong thời điểm này, khách đi taxi chưa bằng 50% so với thời điểm những năm trước thì chưa thể đàm phán, đề xuất đến chuyện tăng cước phí.

Giám đốc HTX Vận tải ô tô Huế khẳng định, trong thời điểm dịch bệnh còn phức tạp, khách đi lại hạn chế nên việc đề xuất tăng giá cước là không ổn. Để giảm khó khăn cho hoạt động kinh doanh vận tải, ông Cuộc đang kiến nghị và mong muốn ban ngành chức năng xem xét giảm các loại thuế bến bãi, cầu đường... mới là giải pháp tối ưu.

Theo ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý vận tải và Phương tiện, Sở GT&VT, vào ngày 12/3 vừa qua, giá xăng đã tăng khoảng 10%, dầu diesel tăng gần 30% so với giá xăng dầu đã điều chỉnh tăng lần đầu trong năm 2021 (tương ứng với đầu vào cho vận tải tăng từ 5-10%). Thông thường giá xăng dầu tăng vượt ngưỡng 10% thì giá cước phải điều chỉnh cước phí. Trong thời điểm dịch bệnh còn phức tạp, khách đi lại hạn chế nên hiện nay vẫn chưa có đơn vị, DN đề xuất, kiến nghị tăng giá cước. “Nếu DN vận tải muốn điều chỉnh nâng giá cước phải có văn bản gửi đến cơ quan chức năng để xem xét, điều chỉnh giá cước hợp lý nhất trong bối cảnh hiện tại”, ông Hồng nói.

Đầu năm 2021 đến nay, giá xăng, dầu liên tục tăng 3 lần. Theo Liên bộ Công thương-Tài chính, lần tăng gần đây nhất vào 15 giờ ngày 12/3, giá mỗi lít xăng E5RON92 là 17.722 đồng, tăng 691 đồng/lít (so với kỳ điều chỉnh trước đó); xăng RON95:18.881 đồng, tăng 747 đồng; dầu diesel:14.401 đồng, tăng 308 đồng; dầu hỏa 13.173 đồng, tăng 263 đồng; dầu mazut 180CST 3.5S là 13.769 đồng/kg, tăng 442 đồng/kg.

Tại bảng niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hiện nay ở Công ty CP Xăng dầu Thừa Thiên Huế, xăng E5 RON 92 là 17.870 đồng/lít; xăng E5 RON 95:19.030 đồng/lít; dầu diesel:14.520 đồng...

Bài, ảnh: MINH VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Giá xăng dầu tiếp tục giảm

Lúc 15h, ngày 21/11 là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong phiên điều chỉnh này, giá xăng dầu đã giảm từ 60-110 đồng/lít. Như vậy, giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm kể từ phiên điều chỉnh trước đó.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top