ClockThứ Sáu, 11/03/2016 14:55

Giới đầu tư và đầu cơ bất động sản sợ Thông tư 36 sửa đổi?

Theo Ngân hàng Nhà nước, người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém thì sợ Thông tư 36 sửa đổi.

Tiếp tục câu chuyện dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014 của Ngân hàng Nhà nước khiến dư luận cho rằng, quy định mới sẽ thắt chặt tín dụng cho bất động sản (BĐS). Bên cạnh việc khẳng định không có cơ sở cho rằng sửa đổi thông tư 36 dẫn đến giảm tín dụng đầu tư cho lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước còn cho rằng: Người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém thì sợ quy định mới nhất.  


NHNN khẳng định tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi và phát triển lành mạnh (Ảnh minh họa: KT)

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước phân tích: Hệ thống các tổ chức tín dụng vừa trải qua thời kỳ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu đau đớn, vết thương còn chưa lành, tổn thất chưa khắc phục xong mà một trong những nguyên nhân chính là rủi ro bất động sản. 

“Hãy trân trọng những thành quả tái cơ cấu, xử lý nợ xấu mới đạt được bước đầu để làm hành trang và bệ đỡ cho giai đoạn tái cơ cấu và phát triển bền vững các TCTD tới đây”- NHNN nhấn mạnh.

Theo Ngân hàng Nhà nước, những rủi ro mới có chiều hướng gia tăng trong hoạt động dụng ngân hàng trong năm 2015, cụ thể: Tín dụng trung, dài hạn tăng rất nhanh (29%) và chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng (theo chiều hướng tăng liên tục, năm 2013: +43,1%; năm 2014: +45,4%) làm gia tăng rủi ro mất cân đối kỳ hạn nguồn vốn và sử dụng vốn. Việc gia tăng đầu tư tín dụng trung, dài hạn có thể tạo áp lực lên huy động vốn trung, dài hạn cũng như mặt bằng lãi suất trên thị trường

Đặt vấn đề: ai sợ quy định mới tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 nhất? Ngân hàng Nhà nước khẳng định: Chắc chắn là người đầu cơ BĐS và chủ đầu tư BĐS có năng lực tài chính yếu kém. Đây cũng là 2 đối tượng dễ đẩy thị trường BĐS phát triển không lành mạnh và hình thành bong bóng BĐS, nếu không có chính sách và biện pháp quản lý hữu hiệu. Người mua nhà để ở, người thuộc các đối tượng tham gia các chương trình, chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ và người mua BĐS không vì mục tiêu kinh doanh không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi quy định của Thông tư 36.

Quan điểm của NHNN là đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi và phát triển lành mạnh, bền vững. Chính vì thế, NHNN cho biết, mục tiêu của NHNN xem xét, điều chỉnh một số quy định tại Thông tư 36 là để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD, bảo vệ tốt nhất tiền gửi của nhân dân, đồng thời tăng trưởng tín dụng hiệu quả và hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS hoạt động và phát triển hiệu quả, bền vững.

NHNN kỳ vọng quy định mới về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn và điều chỉnh tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay BĐS sẽ tạo động lực cho NHTM cấp tín dụng trung, dài hạn một cách thận trọng hơn và sàng lọc, lựa chọn cho vay đối với những khách hàng có rủi ro thấp, hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Đồng thời, NHNN cam kết sẽ xem xét thận trọng đến nội dung thời điểm hiệu lực và lộ trình thực hiện của một số quy định mới tại dự thảo Thông tư nhằm giảm thiểu các rủi ro, tác động tiêu cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản và các bên có liên quan.

Xuân Thân (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’

Tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 22/8, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế giảm còn xuất phát từ sự “lệch pha” của cả phía ngân hàng lẫn các doanh nghiệp.

Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’
Sửa Thông tư 36: Sao phải tạo những liệu pháp sốc?

Trao đổi với Dân Việt, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng việc ban hành Thông tư 06 sửa đổi một số nội dung của Thông tư 36/2014/TT-NHNN là việc mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải làm.

Sửa Thông tư 36 Sao phải tạo những liệu pháp sốc
Siết tín dụng bất động sản: Doanh nghiệp và ngân hàng nào gặp khó?

Giới kinh doanh bất động sản (BĐS) nhấp nhổm như ngồi trên lửa chờ ngày công bố sửa đổi của Thông tư 36 với điểm nhấn là hạn chế dòng vốn ngắn hạn chảy vào BĐS. Nếu doanh nghiệp bị siết tín dụng, ngân hàng thu hẹp dư địa cho vay thì chắc chắn lãi suất cho các khoản vay này sẽ tăng, đẩy giá BĐS tăng theo.

Siết tín dụng bất động sản Doanh nghiệp và ngân hàng nào gặp khó

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top