ClockThứ Tư, 23/08/2023 08:07

Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của kinh tế giảm còn xuất phát từ sự ‘lệch pha’

Tại Hội thảo “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức ngày 22/8, TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Năng lực hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế giảm còn xuất phát từ sự “lệch pha” của cả phía ngân hàng lẫn các doanh nghiệp.

“Trả vốn”Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sáchTăng khả năng hấp thụ vốn không đồng nghĩa hạ chuẩn tín dụngTrợ lực từ nguồn vốn tín dụng chính sáchCần có tiếng nói chung trong tiếp cận tín dụng

TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh: SBV 

Gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp vẫn tăng

Thời gian qua, mặc dù NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn còn một số hạn chế tồn tại như: Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% không hiệu quả; doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ các Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), Quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V.

“Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có 7,34% số doanh nghiệp được hỏi đã tiếp cận được tín dụng từ quỹ”, TS Nguyễn Minh Thảo cho biết. 

Bên cạnh đó, các chi phí, điều kiện cản trở trong môi trường kinh doanh vẫn khiến các doanh nghiệp lao đao, đơn cử việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) kéo dài kéo theo nhiều thiệt hại. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ bị chậm hoàn thuế với con số lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, không những không cải thiện mà còn tạo thêm rào cản và gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện có một nghịch lý là ở phía ngân hàng, nhiều ngân hàng cẩn trọng hơn trong tăng trưởng tín dụng vì lo ngại về nợ xấu, thậm chí mất vốn đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh kinh tế bất thuận. Trong khi đó, ở phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cũng không đủ điều kiện vay vì nợ xấu. Bối cảnh kinh tế khó khăn lẫn phức tạp nên doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất, kinh doanh…

Do đó, để giải quyết được bài toán vĩ mô này, một số chuyên gia kinh tế cho rằng: Cần phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn từ Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan. yếu tố tác động tiêu cực chưa từng có, NHNN đã chủ động, kịp thời ban hành và quyết liệt chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai nhiều chính sách, giải pháp về tín dụng.

TS Nguyễn Minh Thảo dẫn chứng về sự mâu thuẫn, chồng chéo, khác biệt giữa pháp luật về đầu tư, đất đai, đấu thầu, quy hoạch, tài nguyên môi trường, xây dựng... là bất cập lớn được hầu hết các địa phương phản ánh. Ngoài ra, rào cản đăng ký kinh doanh cũng rất phổ biến.

“Đặc biệt quy định về phòng cháy chữa cháy, nhất là Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình; Nghị định 136/2020/NĐ-CP), Giấy phép môi trường, Quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, An ninh trật tự, Kinh doanh vận tải... Tình trạng, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục điều chỉnh các loại giấy phép con nhiều lần ngay cả khi không có thay đổi về nội dung ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đã được cấp phép. Bên cạnh đó, thuế vẫn là nỗi bức xúc của nhiều doanh nghiệp; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục là rào cản; gánh nặng thủ tục hành chính vẫn rất nặng nề; văn bản hướng dẫn chậm ban hành khiến doanh nghiệp bị động và gặp nhiều khó khăn; bất cập trong quy định xử phạt vi phạm hành chính…”, bà Nguyễn Minh Thảo trăn trở.

NHNN vừa có văn bản số 6385 yêu cầu các TCTD giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tổi thiểu từ 1,5 - 2%/năm. Ảnh: SBV 

Theo bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - NHNN, mặc dù toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực thực hiện các giải pháp hạ lãi suất được thực hiện bằng chính nguồn lực của TCTD, song tín dụng nền kinh tế 7 tháng năm nay vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022.

“Khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế là do các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau COVID-19, bị ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn giảm sút. Mặc dù các chỉ số kinh tế trong nước đang có xu hướng diễn biến tích cực như xuất khẩu tháng 7/2023 tăng 2,1% so với tháng 6/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 3,9%... song do ảnh hưởng dồn tích từ thị trường trong những tháng đầu năm nên tín dụng đến cuối tháng 7/2023 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước. Ngoài ra, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm DNN&V, hợp tác xã do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính của DNN&V còn thiếu minh bạch...”, bà Hà Thu Giang cho biết.

Hiện nay, tín dụng bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tín dụng chung, tín dụng BĐS tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, tín dụng BĐS hiện tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung; trong đó dư nợ kinh doanh BĐS trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng (17,41%) vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%) nhưng dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng BĐS chiếm đến 65% dư nợ tín dụng BĐS lại giảm 1,12% (năm đầu tiên xuất hiện xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, cuối năm 2022 tăng 31,01%). 

Theo phân tích của đại diện NHNN, điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua BĐS với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm.

“Trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại; cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân; các dự án BĐS gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý về tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực BĐS đang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm cuối năm trước (tháng 6/2022 là 1,53%, tháng 6/2023 là 2,47%)”, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết.

Ưu tiên dùng các biện pháp tài khóa

PGS-TS Phạm Thế Anh, Trưởng Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU).  

PGS. TS Phạm Thế Anh - Trưởng Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cho biết: Trong lúc này cần khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay (giảm chi phí vốn; tăng khả năng tiếp cận vốn trên thị trường chứng khoán; kích thích được tiêu dùng nhờ sự hồi phục của thị trường tài sản; sử dụng tín dụng thuế đầu tư (Investment Tax Credit) ngắn hạn.

“Tuy nhiên, cần kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh 10% và tránh nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập; ưu tiên sử dụng các biện pháp tài khóa”, ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, có “dư địa” để thực hiện kích thích tài khóa như nợ công giảm và ổn định ở mức vừa phải; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so với ngân sách nhà nước không quá căng thẳng nợ công nước ngoài thấp (14,7% năm 2021 và 12% năm 2023). Lãi suất vay nợ trái phiếu Chính phủ thấp và kỳ hạn trái phiếu Chính phủ lành mạnh. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh dàn trải; phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực; bổ sung/xây dựng mới các trường học công đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. 

Đồng thời, kích thích tiêu dùng thông qua trợ cấp an sinh xã hội cho hộ nghèo và người bị mất việc. Nâng mức thu nhập chịu thuế, giảm thuế suất thu nhập cá nhân. Giảm thuế giá trị gia tăng hàng thiết yếu nội địa. Ưu điểm của chính sách này là đạt hai mục tiêu an sinh xã hội và kích cầu. Hiệu quả do xu hướng tiêu dùng biên cao. Vừa là chính sách tạm thời vừa lâu dài, ít tác động phụ.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước. 

Theo ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực NHNN, những nỗ lực để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, nhất là trong việc tiếp cận và hấp thụ vốn, đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong và ngoài nước được dự báo tiếp tục có nhiều bất định, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức từ nhiều phía, thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục phản ánh không ít khó khăn.

“Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần phải tiếp tục có sự chung tay, đồng sức, đồng lòng, và sự nỗ lực hơn nữa của các bộ, ngành và các chủ thể trong nền kinh tế để giúp cho khu vực doanh nghiệp phục hồi ổn định và tiếp tục phát triển”, Phó Thống đốc NHNN cho biết.

Trong những tháng còn lại của năm 2023, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra; đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế. 

“Bên cạnh các giải pháp của NHNN và ngành ngân hàng, rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, phối hợp, triển khai của các Bộ, ngành, địa phương (về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác cầu nội địa cải thiện môi trường kinh doanh, khơi thông thị trường BĐS, trái phiếu doanh nghiệp; phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNN&V, Quỹ Phát triển DNN&V...), sự vào cuộc của các Hiệp hội, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động... nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra”, đai diện NHNN chia sẻ.

Theo Tin Tức/TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

Với phương châm không để người nghèo thiếu vốn, những năm qua Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới đã triển khai đồng bộ các giải pháp để người dân có vốn phát triển sản xuất, đặc biệt hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách
Kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, từ ngày 2/7, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối
Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế cho biết: các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua. Ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đã có nhiều đầu tư trong chuyển đổi số nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán này. Và Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (NĐ52) vừa ban hành là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực TTKDTM, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.

Quản chặt thanh toán không dùng tiền mặt
Người dân cần thận trọng khi mua bán vàng

Trong khi các cửa hàng kinh doanh vàng trên địa bàn không khí mua bán khá trầm lắng thì tại Cửa hàng SJC, địa chỉ số 7 Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố Huế không khí mua bán vàng lại khá nhộn nhịp.

Người dân cần thận trọng khi mua bán vàng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm

Ngân hàng Nhà nước vừa có yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024 theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/1/2024 nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh tín dụng ngay đầu năm

TIN MỚI

Blog creditcard.com.vn chia sẻ kiến thức về thẻ tín dụngTỉm hiểu thẻ tín dụng thẻ ghi nợ là gì
Return to top