ClockThứ Sáu, 22/09/2017 05:16

Khôi phục, phát triển làng nghề

TTH - Ngoài 4 làng nghề (LN) được tỉnh công nhận LN truyền thống, Quảng Điền tập trung phát triển mạnh các nghề thủ công truyền thống theo 11 nhóm sản phẩm chủ yếu như: đồ gỗ cao cấp và đồ gỗ mỹ nghệ; đan lát; dệt, thêu; chế biến lương thực và thực phẩm…

Chuyển đổi

Ông Võ Văn Dinh, Chủ nhiệm HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Phú) thông tin, sau khi huyện có chủ trương khôi phục và phát triển nghề, LN, các HTX mây tre đan dần hình thành và được tiếp thêm nguồn lực.

Đan lát tăng thu nhập cho người dân Quảng Lợi lúc nông nhàn

Với hỗ trợ ban đầu tập trung vào cải tiến mẫu mã, các nghệ nhân, thành viên HTX mây tre đan Bao La bắt đầu tìm tòi thiết kế các mẫu mới. Từ vài chục mẫu rổ, rá… ban đầu, hiện HTX đã phát triển lên hơn 500 mẫu mới, giải quyết việc làm cho gần 150 lao động với mức thu nhập 2,5-3 triệu đồng/tháng; đơn đặt hàng quanh năm, không lo thiếu thị trường với doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm.

HTX mây tre đan Thủy Lập chọn con đường nhận hàng gia công thay vì sản xuất thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm của LN đứng chân ở nhiều công trình lớn như: khu nghỉ dưỡng Laguna, các khu nghỉ dưỡng lớn ở Lăng Cô, Đà Nẵng… Mới đây, HTX mạnh dạn giải thể, tiến tới thành lập doanh nghiệp nhằm huy động vốn đầu tư, đưa sản phẩm ra thị trường.

Ông Trần Lợi, chủ cơ sở mây tre đan Thủy Lập cho biết: Muốn sản xuất sản phẩm với số lượng lớn cần đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học vào sản xuất. Tuy nhiên trong môi trường sản xuất tập thể, việc đầu tư dây chuyền rất khó khăn do không thể thống nhất ý kiến giữa các thành viên HTX. Hiện, chúng tôi đang tập trung đầu tư mua sắm thêm thiết bị, số lượng đơn hàng cũng tăng hơn trước khá nhiều.

Các  LN mắm, nước mắm cũng đang dần vực dậy với LN chế biến nước mắm Tân Thành (Quảng Công) được tỉnh công nhận LN truyền thống. Mắm, nước mắm bà Giang, bà Duệ không chỉ “phủ” khắp thị trường trong và ngoài tỉnh, một số còn được xuất khẩu ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch. Riêng LN nước mắm Tân Mỹ (Quảng Ngạn) dù chưa được công nhận nhưng cũng đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu và mẫu mã, sản phẩm có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

Gắn với du lịch

Ngoài hỗ trợ phát triển thương hiệu, máy móc, cải tiến mẫu mã, việc chỉnh trang, phát triển hạ tầng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho LN phát triển và giao lưu với bên ngoài thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch gắn với LN.

Hiện, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm 23,5% tổng giá trị sản xuất toàn huyện; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chiếm 18,0% lao động xã hội. Tuy nhiên phải thừa nhận, các LN vẫn phát triển theo hình thức tự phát, thiếu liên kết  giữa các thành viên và liên kết thị trường vẫn ở phạm vi hẹp.

Chủ tịch UBND xã Quảng Thái-ông Hoàng Tuấn Nam trăn trở: LN rượu Lai Hà từng nổi tiếng nhưng nay chỉ còn vài hộ duy trì. Sản phẩm cũng chỉ cung cấp cho người dân trong thôn, xóm, chưa bứt phá ra thị trường. Xã cũng vận động các hộ liên kết, thành lập tổ hợp tác nấu rượu, tiến tới đăng ký nhãn hiệu, đóng gói hàng hóa và thực hiện các giấy tờ chứng nhận liên quan; song đầu ra không có nên cũng đành “gác” lại.

Quảng Điền triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường chiều sâu, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo về phát triển thị trường, các hội chợ giới thiệu sản phẩm tiểu công nghiệp và LN, làm cầu mối mở rộng thị trường.

Huyện cũng tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ LN phát triển thương hiệu, mẫu mã; quan tâm cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực du lịch, khuyến khích các công ty lữ hành xây dựng tour tuyến khám phá LN.

Theo ông Phan Gia Phú, Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Điền, hiện huyện đang xúc tiến xây dựng khu trưng bày sản phẩm LN mây tre đan Bao La, xây dựng các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm LN ở bến đò Cồn Tộc, Trung tâm thương mại huyện…Tập trung hỗ trợ các xã, thị trấn xây dựng các sản phẩm LN đặc trưng, thiết kế mẫu mã, tiến tới đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Giai đoạn 2006-2016, vốn khuyến công tỉnh hỗ trợ 27 cơ sở LN đầu tư mua sắm máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm… với kinh phí 4,2 tỷ đồng; khuyến công huyện hỗ trợ gần 900 triệu cho 54 cơ sở. Ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu VIE/033 cũng hỗ trợ trên 350 triệu đồng cho 2 HTX mây tre đan tập huấn thiết kế mẫu mã sản phẩm.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Return to top