ClockThứ Hai, 25/04/2016 14:13

Lãi ít do thiếu liên kết

TTH - Thời điểm tháng 4/2016, thị trường lợn con, lợn thịt được giá. Các trại lợn giống lớn nhỏ trên địa bàn hầu như không đủ con giống để cung cấp cho nhu cầu thị trường.

Một trong những nguyên nhân của việc khan hiếm lợn giống là các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam phát triển chăn nuôi rất mạnh. Chẳng hạn như tỉnh Quảng Bình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi rất mạnh. Huyện Bố Trạch (Quảng Bình)  hỗ trợ cả hệ thống xử lý chất thải đối với các trại chăn nuôi lớn, cùng với những chính sách về con giống, kỹ thuật… lên đến 4 tỷ đồng.

Đối với bà con nông dân làm ăn nhỏ lẻ, như các trại quy mô 20, 30 lợn nái, 100 lợn thịt rất cần công tác cập nhật kỹ thuật thường xuyên, sự tổ chức liên kết. Liên kết có rất nhiều cái lợi, ngoài chia sẻ kinh nghiệm còn có thể chia sẻ  trong cung ứng văcxin, thức ăn để hạ giá thành, thậm chí là trong tiêu thụ sản phẩm. Một nguyên lý kinh tế là tiêu thụ càng nhiều hàng, các nhà cung ứng càng có những chính sách hậu mãi nhiều hơn. Ví dụ như về thức ăn, một hộ gia đình tiêu thụ 20 tấn có chế độ chiết khấu ít, thậm chí là không, nhưng 2 hộ liên kết tiêu thụ cỡ 50 tấn thì sẽ nhận được một chính sách chiết khấu của nhà cung cấp thức ăn cao hơn.

Một thực tế hiện tại là các hộ chăn nuôi chưa có sự liên kết này. Người dân có thể biết, nhưng không biết liên kết bằng cách nào?

Ở Quảng Bình có chuyện liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rất hay. Ví dụ như chở lợn nhập cho Trung Quốc rất được giá từ năm ngoái đến nay. Nhưng muốn xuất thì phải số lượng lớn. Phải đủ 250 con lợn thịt cho một chuyến xe. Thế là người nuôi ở các trại liên kết với nhau, nuôi đồng lứa. Làm được điều này vừa bán được giá, vừa đạt doanh thu cao vì thị trường Trung Quốc thường nhập lợn thịt từ 1,2 -1,3 tạ một con, trong khi thị trường nội địa phổ biến là từ dưới 1 tạ. Như vậy, các trại ở Thừa Thiên Huế đã quy mô nhỏ, lại không liên kết được với nhau nên không đưa quy mô chăn nuôi lên cao được. Thế là trại nào cũng thiệt: phải chấp nhận mua giá thức ăn sau đại lý cấp I, thậm chí là cấp 2, 3. Thuốc thú y cũng vậy. Ngược lại ở đầu ra, không thể bán lợn đạt doanh thu cao, theo đó lợi nhuận cũng thấp hơn.

Nói như thế để thấy rằng đặt vấn đề liên kết trong chăn nuôi là quan trọng để tăng quy mô chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Điều này từng hộ nông dân không làm được, nói chính xác là chưa làm được. Chính vì vậy, rất cần một trung gian tổ chức cho người nông dân liên kết. Về mặt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, chính quyền các cấp nên làm. Còn việc tổ chức liên kết nên giao cho Hiệp hội Chăn nuôi chẳng hạn. Nơi nào chưa có hội chăn nuôi thì nên thành lập để làm việc này. Để hội tồn tại, hiệp hội phải có quy chế, nội dung  hoạt động rõ ràng.  Ban đầu chính quyền có thể hỗ trợ kinh phí để hội tồn tại, sau đó tiến tới các cơ sở chăn nuôi đóng góp phần lợi nhuận thu được từ sự tổ chức của Hiệp hội chăn nuôi đưa lại. Điều này không khó để tính toán. Ví dụ như quy mô tiêu thụ thức ăn 100 tấn/ năm, các công ty cung cấp thức ăn mới có chế độ chiết khấu, chẳng hạn như 4%.  Nếu 5 cơ sở chăn nuôi, mỗi cơ sở tiêu thụ 20 tấn sẽ không hưởng được chính sách này nhưng 5 cơ sở liên kết lại thì sẽ hưởng được chính sách nêu trên. Các cơ sở chăn nuôi sẽ trích một tỷ lệ nào đó từ việc hưởng được giá rẻ nói trên để hiệp hội có kinh phí hoạt động.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Return to top