ClockThứ Hai, 23/12/2019 06:00

Liên kết để phát triển làng nghề

TTH - Để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngoài sự hỗ trợ của các nguồn vốn khuyến công, khuyến nông, các doanh nghiệp (DN) và cơ sở sản xuất cần tăng cường liên kết nhằm chia sẻ nguồn hàng, tạo đầu ra ổn định và phát triển quy mô sản xuất.

Phát triển tour du lịch tham quan làng nghề

Cơ sở chế biến thủy hải sản Tân Thành

Làng nghề Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa (Phong Điền) được tiếp sức khi UBND huyện vừa phê duyệt đề án xây dựng nhà trưng bày sản phẩm kết hợp với nhà truyền thống làng nghề Mỹ Xuyên với tổng mức đầu tư 4,3 tỷ đồng. Công trình được xây dựng trên diện tích 1.000m2, bao gồm nhà truyền thống, nhà trưng bày sản phẩm làng nghề kết hợp tham quan du lịch.

Trưởng Ban quản lý làng nghề Mỹ Xuyên, ông Lê Văn Trực chia sẻ: “Làng nghề hiện có 28 cơ sở sản xuất, chủ yếu nhận các đơn hàng thi công nhà rường, đóng bàn ghế, tủ, đồ gỗ nội ngoại thất, hàng lưu niệm… Để bảo tồn và phát triển nghề, các cơ sở đã liên kết, chia sẻ nguồn hàng để cùng nhau phát triển, đồng thời thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nghề cho con em trong làng với mong muốn duy trì và phát triển nghề truyền thống của cha ông”.

Ông Trực cho biết, hiện cơ sở mỹ nghệ Lê Văn Trực có nguồn khách ổn định, mỗi năm thi công từ 3-5 nhà rường nên số lượng nhân công không đủ để sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ, đồ gỗ nội thất. Cơ sở nhận đơn hàng của các đối tác, sau đó phân phối lại cho các cơ sở trong làng sản xuất, góp phần tạo việc làm ổn định cho con em, đồng thời bảo tồn nghề truyền thống. Nhờ vậy, 28 cơ sở lớn nhỏ của làng nghề Mỹ Xuyên luôn có việc làm ổn định, thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/người/tháng và doanh thu mỗi năm đạt từ 6- 8 tỷ đồng.

Làng nghề chế biến thủy hải sản Tân Thành, xã Quảng Công (Quảng Điền) có gần 70 hộ sản xuất quy mô hộ gia đình và các công đoạn sản xuất chủ yếu là thủ công, chất lượng chưa đồng đều dẫn đến đầu ra bấp bênh. Nhiều cơ sở sản xuất không đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu nên sản phẩm chỉ quanh quẩn trong làng, rất khó để mở rộng quy mô trong khi nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất khá dồi dào. Để phát triển làng nghề, tháng 11/2019, các cơ sở đã bàn bạc và quyết định thành lập HTX chế biến và tiêu thụ mắm, nước mắm Tân Thành.

Theo cơ sở thủy hải sản Huỳnh Thị Hoa, với nguồn nguyên liệu thủy hải sản dồi dào thu mua từ các hộ đánh bắt trong xã, mỗi tháng cơ sở chế biến 3 tấn ruốc, 50 lít nước mắm và các loại mắm dưa, song do không đăng ký nhãn hiệu và không đầu tư quảng bá tiếp thị sản phẩm nên đầu ra bấp bênh. Mặt khác, do quy mô nhỏ nên lâu nay cơ sở chưa thụ hưởng các nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư máy móc thiết bị nên quyết định tham gia vào HTX để có điều kiện ổn định sản xuất.

Giám đốc HTX, bà Hồ Thị Giang thông tin, HTX hiện có 7 xã viên với tổng nguồn vốn ban đầu là 700 triệu đồng. Sau khi thành lập, UBND xã Quảng Công đã cấp 1ha đất để HTX xây dựng nhà kho, nhà xưởng và trang bị máy móc phục vụ sản xuất.

“Sau khi thành lập HTX, các xã viên cùng nhau góp vốn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để tiết giảm nhân công, nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành để tiếp cận với các đơn hàng lớn từ các đối tác trong và ngoài nước. Đầu năm 2020, HTX tiến hành xây dựng nhà xưởng, trang bị máy móc và chuyển đến sản xuất tập trung, đồng thời đăng ký nhãn hiệu tập thể để đưa sản phẩm thủy hải sản Tân Thành vào cung ứng tại chuỗi siêu thị trong và ngoài tỉnh”, bà Giang cho hay.

Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Hùng Sơn cho rằng, mỗi năm sở đầu tư trên dưới 2 tỷ đồng để hỗ trợ các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc và cải tiến mẫu mã sản phẩm để tạo ra sản phẩm mới và mở rộng thị trường. Từ năm 2020, sở sẽ hỗ trợ vốn khuyến công dưới hình thức đề án cụm, chuỗi và hạn chế hỗ trợ cho các cơ sở đơn lẻ nhằm tạo sự liên kết giữa các DN và cơ sở công nghiệp nhỏ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế tập thể, đồng thời tránh lãng phí các thiết bị máy móc khi sử dụng không hết công suất.  

Bài, ảnh: Thanh Hương 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top