ClockThứ Tư, 03/10/2018 08:39

Ngành thép Việt dồn dập bị kiện chống bán phá giá

Các vụ kiện ngành thép liên tục gia tăng với cường độ lớn trong thời gian gần đây đã khiến doanh nghiệp thép không khỏi lo lắng.

Để thép Việt tránh các vụ kiện thương mạiNgành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mại

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 8 tháng năm 2018, xuất khẩu sắt, thép tăng gần 41% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,5 triệu tấn, tương đương 2,99 tỷ USD. Khu vực ASEAN vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt, thép của Việt Nam. Trong đó, thị trường Campuchia chiếm 34,9% trong tổng kim ngạch sắt, thép xuất khẩu. Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan cũng là những nước nhập khẩu thép lớn của Việt Nam.

Bên cạnh kết quả đạt được trong những tháng qua, Hiệp hội Thép Việt Nam vẫn lo ngại bởi ngành thép tiếp tục phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với nhiều vụ điều tra bán phá giá từ các nước nhập khẩu khiến xuất khẩu thép gặp nhiều khó khăn.

Ngành thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại trong thời gian gần đây. (Ảnh: KT)

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), từ đầu tháng 8 đến nay, ngành thép Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt với gần 10 vụ kiện phòng vệ thương mại. Mặc dù từ trước đến nay, thép vẫn luôn là ngành bị khởi kiện nhiều nhất nhưng với tốc độ tăng mạnh như hiện nay (8 vụ/tháng, 7 thị trường khởi kiện), các doanh nghiệp sản xuất thép đều không tránh khỏi sự lo lắng.

Cụ thể, Bộ Thương mại Thái Lan đã khởi xướng điều tra gia hạn lần 2 biện pháp tự vệ đối với thép tấm không hợp kim cán nóng dạng cuộn và không cuộn; EU áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ với 3 sản phẩm thép của Việt Nam; Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép cuộn hợp kim và không hợp kim cán phẳng mạ hoặc tráng kẽm có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Việt Nam do nghi ngờ có sự lẩn tránh thuế….

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới thì việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc các thị trường quen thuộc trong ASEAN như: Thái Lan, Malaysia cũng khởi xướng các vụ kiện đang là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành thép Việt Nam.

Vì vậy, cùng việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước. Đồng thời nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhằm giảm đến mức thấp nhất việc các nước cho rằng Việt Nam lẩn tránh thuế. 

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

TIN MỚI

Return to top