ClockThứ Bảy, 20/04/2024 09:37

Ngày 22/4, sẽ đấu thầu vàng miếng để tăng nguồn cung

Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu vàng để tăng cung cho thị trường vào thứ 2 tuần tới (ngày 22/4). Công tác chuẩn bị cho phiên đấu thấu vàng miếng SJC đã rất kỹ lưỡng.

Sớm xóa bỏ chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước với thế giớiTrưa 9/4, giá vàng SJC tăng cao kỷ lục, lên mức 83,5 triệu đồngXóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo sáng 19/4 

Tại họp báo của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng 19/4, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước – NHNN) cho biết: Về kế hoạch đấu thầu vàng miếng SJC, theo chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, NHNN sẽ đấu thầu vàng để tăng cung cho thị trường. Theo đó, NHNN sẽ đấu thầu vàng miếng SJC từ nguồn đã có sẵn trong kho. “Ngay chiều nay (ngày 19/4), chúng tôi sẽ có thông báo chủ trương đấu thầu để 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu vàng vào thứ 2 tuần tới", ông Đào Xuân Tuấn cho biết.

Như vậy sau 11 năm, NHNN sẽ đấu thầu vàng miếng trở lại để tăng nguồn cung vàng ra thị trường. Sau khi công bố giá sàn, tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp kinh doanh vàng bắt đầu điền vào đơn thầu. Các đơn vị trên có 30 phút để quyết định, khối lượng và giá mua. Một tiếng sau khi đóng thầu, NHNN sẽ công bố kết quả.

Theo quy định, các doanh nghiệp sẽ phải đặt cọc để tham gia đấu thầu, muộn nhất vào 17h ngày nhận thông báo thầu. Hiện nay có 26 đơn vị bao gồm cả ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng thiết lập quan hệ giao dịch vàng miếng với NHNN. Đến thời điểm này, có khoảng 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu thầu.

Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên được NHNN tổ chức vào ngày 28/3/2013. Năm 2013, NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.819.900 lượng trên tổng số 1.932.000 lượng chào thầu.

Đề cập về chính sách quản lý thị trường vàng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho hay, NHNN đã có tờ trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Trong đó, NHNN đã lấy ý kiến các Bộ, ngành và giải trình về chủ trương nên sửa đổi Nghị định 24, đánh giá mặt tích cực của Nghị định 24 và kiến nghị sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

"Theo đó NHNN đề xuất tập trung vào việc xóa bỏ độc quyền vàng miếng để Việt Nam có thêm nhiều thương hiệu vàng miếng khác, chứ không phải chỉ có vàng miếng SJC", ông Đào Xuân Tuấn nhấn mạnh.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: NHNN luôn theo dõi sát sao, chặt chẽ các diễn biến trên thị trường vàng trong nước và quốc tế để có các giải pháp điều chỉnh phù hợp. Hiện giá vàng trên thế giới đang leo theo do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tâm lý của người dân, những diễn biến phức tạp về địa chính trị, chiến tranh căng thẳng, giá dầu tăng cao. Do đó, giá vàng tại Việt Nam cũng chịu tác động lớn từ giá vàng quốc tế.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Giới đầu tư đang “nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng
Chi phí nắm giữ vàng có thể tăng

Tuần qua, trong khi vàng thế giới trải qua tuần giao dịch đầy khó khăn, giá vàng trong nước đã có tuần giao dịch "thăng hoa". Dù vậy, giới phân tích cho rằng, vàng có thể gặp khó khi cạnh tranh với các công cụ sinh lời khác như trái phiếu hiện nay.

Chi phí nắm giữ vàng có thể tăng

TIN MỚI

Return to top