ClockThứ Ba, 16/01/2024 17:17

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

TTH.VN - Là yêu cầu của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khi tham dự hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2024 diễn ra chiều 16/1.

Ngân hàng giảm lãi hàng ngàn tỷ đồng, hỗ trợ khách hàng phục hồi Thủ tướng: Ngành Ngân hàng phải thực hiện tốt vai trò là huyết mạch của nền kinh tếCác ngân hàng lớn nhất thế giới kiếm được 3 tỷ USD từ “khoản nợ xanh”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương tặng hoa chúc mừng hội nghị 

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, năm 2023, dư nợ cấp tín dụng đến cuối năm 2023 trên địa bàn đạt 78.955 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,34%.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Hiện tại, dư nợ tín dụng đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 70% tổng dư nợ, tăng 2,3% so với đầu năm, dư nợ tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống người dân chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ, tăng 3,2% so với đầu năm. Vốn huy động tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 69.172 tỷ đồng, tăng 14,36% so với đầu năm.

Trên cơ sở định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2024, ngành Ngân hàng tỉnh quyết tâm triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế chính sách cũng như giải pháp hỗ trợ trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngoại hối nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển bền vững, an toàn, góp phần thúc đẩy hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế địa phương phấn đấu đầu tư tín dụng tăng khoảng 12%; tỷ lệ nợ xấu đảm bảo ở mức an toàn (dưới 3%)...

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Quý Phương  đánh giá cao những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc chỉ đạo kịp thời các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc tiên phong thực hiện các chính sách giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng tích cực đi đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số, đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, năm 2024, tỉnh xác định là năm bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025; đẩy nhanh tiến trình xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Để góp phần đồng hành cùng tỉnh trong thực hiện các mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh tiếp tục bám sát chủ trương chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm tới nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển tiền tệ, ngân hàng tại địa phương.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của các địa phương trong năm 2024, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, phát triển các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; kịp thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, tiếp cận nhiều hơn các nguồn vốn tín dụng. Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt, đồng hành cùng tỉnh trong xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử...

Tại hội nghị, Ngân hàng Nhà nước đã tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân ngoài ngành có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng có thành tích tốt trong hoạt động của ngành năm 2023.

Tin, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top