ClockThứ Năm, 14/06/2018 08:15

Thanh toán không dùng tiền mặt: Nhiều lợi ích nhưng chưa như kỳ vọng

TTH - Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) không chỉ góp phần thúc đẩy tính an toàn cho các giao dịch, tạo lập cơ chế bảo vệ hiệu quả người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước.

Phương thức thanh toán mua bán hàng hóa qua cửa khẩu phụThanh toán điện tử ở Việt Nam gặp khó vì thói quen tiêu tiền mặt

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh tỉnh, TTKDTM rất thuận lợi cho khách hàng, tính thanh khoản cao, tiết kiệm được chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt... Khi khách hàng tiến hành thanh toán thông qua ngân hàng sẽ được hưởng những lợi ích như lãi suất, không phải đối diện các vấn đề khi sử dụng tiền mặt thanh toán trực tiếp như bảo quản, trộm cắp.

 Khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng tại siêu thị Big C Huế

Đáp ứng yêu cầu sử dụng

Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc NHNN-Chi nhánh tỉnh đánh giá, trên địa bàn tỉnh đã phát triển hệ thống ATM, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sắp xếp hợp lý, hiệu quả mạng lưới máy giao dịch tự động ATM, thiết bị POS phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Các ngân hàng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, chất lượng mạng lưới ATM, POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sử dụng dịch vụ thẻ.

Đến tháng 3/2018, trên địa bàn tỉnh có 238 máy ATM đang hoạt động với 946.000 thẻ đang lưu hành, toàn tỉnh có 1.303 máy POS được duy trì kết nối hoạt động. Số đơn vị trả lương qua tài khoản trên toàn tỉnh có 1.248 đơn vị, chi chuyển khoản chiếm 91,4%/ tổng số đơn vị có hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thu thuế không dùng tiền mặt chiếm 75%/ tổng thu các loại thuế.

Công tác thu tiền điện qua chuyển khoản bằng các hình thức ATM, POS, internet banking, qua điện thoại di động được phát triển mạnh (13/18 các ngân hàng thương mại (NHTM) có ký hợp đồng với Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế với doanh số thu chuyển khoản lên đến 67% trên tổng số thu). Thu tiền nước tại Công ty CP Cấp  nước Thừa Thiên Huế hiện nay có 10/18 NHTM đã ký hợp đồng thu hộ thanh toán chuyển khoản.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Vietcombank Huế thông tin, với số lượng máy ATM nhiều nhất so với các NHTM trên địa bàn, được lắp đặt ở những điểm có mật độ dân cư đông đúc,  Vietcombank Huế đã triển khai và phát triển hàng loạt các hệ thống, ứng dụng công nghệ tiên tiến, bảo mật, đồng bộ phục vụ hoạt động như VCB-IB@nking, VCB-Mobile b@nking, VCB-SMS B@nking, Mobile Bnkplus…không ngừng đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng tại siêu thị Big C Huế

Triển khai các giải pháp

Theo NHNN-Chi nhánh tỉnh, dù tỷ trọng TTKDTM ngày càng được nâng cao, tuy nhiên, phương thức thanh toán trực tuyến trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.

Các NHTM cần làm tốt công tác vận động TTKDTM đối với khách hàng là các thành phần như sinh viên, cán bộ hưu trí, cán bộ công chức, viên chức, các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán thanh toán hàng hóa, dịch vụ, nộp thuế, phí... qua hình thứcTTKDTM, giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn khách hàng nắm rõ về các hình thức TTKDTM, lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp, an toàn và thuận tiện.

Mặt khác, cần tuyên truyền cho người dân hạn chế thói quen thanh toán bằng tiền mặt; chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao sự thuận tiện, bảo mật cho hoạt động thanh toán. Đồng thời, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, thanh toán thẻ ATM, POS và các phương tiện thanh toán sử dụng công nghệ cao.

Các ngân hàng chuẩn bị các điều kiện để chuyển từ thẻ từ sang thẻ chíp; phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, thuận lợi cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh toán hóa đơn định kỳ (tiền điện, tiền nước, học phí), viện phí, chi trả lương, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội; dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng.

Theo ông Châu Khắc Thái, đơn vị tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 và đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; thực hiện tốt các thông tin, tuyên truyền hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp công chúng, người sử dụng, các tổ chức trong xã hội hiểu, tiếp cận và sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM.

Các ngân hàng tiếp tục mở rộng thêm mạng lưới, phát triển thêm các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, phí cầu đường, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: như thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác.

UBND tỉnh cần ban hành cơ chế chính sách khi các giao dịch mua bán bất động sản là những tài sản có giá trị lớn thực hiện TTKDTM; chỉ đạo các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi mua sắm, thanh toán hàng hóa dịch vụ phải sử dụng TTKDTM. Các cơ quan: thuế tỉnh, kho bạc, điện lực, cấp thoát nước phối hợp tốt với các NHTM để đáp ứng tốt yêu cầu thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử, thu nộp tiền điện, nước qua ngân hàng.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Return to top