ClockThứ Hai, 04/11/2024 06:10

Thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng: Tiện lợi, nhưng cần nắm vững quy định

TTH - Thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng là một trong những phương thức thanh toán khá tiện lợi được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, việc tận dụng lợi thế của thẻ tín dụng cũng cần được tính toán để tránh những rắc rối không đáng có.

4 tiêu chí phân biệt các loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nayHiểu thẻ tín dụng để không biến thành “con nợ”Top 5 ngân hàng mở thẻ tín dụng tốt, nhiều ưu đãi nhất hiện nay

Thanh toán qua thẻ tín dụng mang lại nhiều tiện ích cho người dùng 

Mong muốn đổi chiếc điện thoại mới thay điện thoại cũ đã lỗi thời, chị Lệ Hằng tìm đến cửa hàng điện thoại di động trên đường Hùng Vương, TP. Huế mua điện thoại theo hình thức trả góp.

Theo tìm hiểu của chị Hằng, nếu trả góp qua các công ty tài chính với mức vay 20 triệu đồng thì lãi suất dao động trong khoảng từ 15 đến 20%/năm, thời gian trả góp cũng khá linh hoạt từ 3 – 36 tháng. Dù vậy, mức lãi suất này khá cao nên chị còn đắn đo. Được sự giới thiệu của người quen, chị biết về dịch vụ trả góp qua thẻ tín dụng của ngân hàng nên chị đăng ký trả góp qua thẻ.

Chị Hằng nói, nếu thanh toán và đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng, tôi chỉ vay trả góp với lãi suất 0%. Theo chia sẻ của nhân viên cửa hàng, nhờ đơn vị có liên kết với ngân hàng nên mới có được ưu đãi đó. Với các cửa hàng không liên kết, ngoài phí quẹt thẻ, ngân hàng sẽ tính lãi với khoản vay trả góp và mức lãi suất tùy thuộc vào khoản vay, cũng như thời gian trả góp. Thay vì thanh toán toàn bộ số tiền mua điện thoại hoặc trả góp với lãi suất cao, tôi sẽ chia đều khoản tiền này cho 9 tháng (theo nhu cầu trả góp của chị Hằng) và trả hàng tháng qua thẻ tín dụng. Đến thời hạn sao kê, tôi chỉ cần thanh toán khoản dư nợ đã được chia theo tháng, như vậy tôi sẽ dễ dàng trong việc cân đối thu chi hơn.

Liên hệ với một số ngân hàng để tìm hiểu, chúng tôi được biết hình thức trả góp 0% lãi suất sẽ áp dụng khi khách hàng sử dụng dịch vụ của các cửa hàng là đối tác của ngân hàng mở thẻ tín dụng. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của cửa hàng đang có chương trình trả góp 0%, nhưng không phải đối tác của ngân hàng mở thẻ tín dụng thì sẽ mất phí chuyển đổi tùy theo ngân hàng. Số tiền trả góp sẽ chia đều cho các tháng định kỳ trả góp theo nhu cầu đăng ký như: 3, 6, 9, 12 hay 24 tháng… và mức phí chuyển đổi sẽ được cộng vào khoản trả góp tháng đầu tiên. Như vậy, trong tháng đầu tiên trả góp, khách hàng sẽ phải trả khoản phí chuyển đổi và số tiền trả góp đã được phân kỳ trả hàng tháng. Đến tháng thứ 2, khách hàng chỉ trả tiền trả góp đã được phân kỳ cho đến khi hoàn thành khoản vay.

Người dùng cần sử dụng thẻ tín dụng thông minh 

Ngoài đăng ký trả góp qua hệ thống liên kết giữa ngân hàng và cửa hàng đối tác, khách hàng còn có thể tự đăng ký trả góp cho các khoản chi cá nhân như tiền đóng bảo hiểm, học phí, giao dịch thanh toán thẻ tín dụng… trên app ngân hàng. Với các giao dịch này, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một chính sách tính hoặc không tính lãi riêng.

Thực tế cho thấy, việc sử dụng hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng có tính toán sẽ góp phần giảm áp lực cho người dùng khi có thể thanh toán các khoản chi tiêu và trả sau trong thời gian 45 ngày theo quy định từng ngân hàng. Ngoài nhận các ưu đãi liên quan đến trả góp 0% khi mua hàng tại các cửa hàng có liên kết với ngân hàng, đa phần ngân hàng trên địa bàn đều triển khai các chương trình tích lũy điểm khi mua sắm và thanh toán qua thẻ tín dụng. Người dùng có thể tận dụng số điểm này cho các giao dịch nạp thẻ điện thoại, thanh toán phí thường niên hay mua sắm trên trang mua sắm liên kết với ngân hàng…

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, thuận tiện khi thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng thì việc sử dụng cũng như đăng ký trả góp qua thẻ cũng cần được cân đo đến khả năng tài chính. Khi đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng, khách hàng phải trả đủ các kỳ trả góp hàng tháng, nếu không sẽ chịu lãi suất phạt và ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng. Vì thế, trước khi trả góp, người dùng cần cân đối nguồn tài chính cá nhân, đảm bảo khả năng trả góp hàng tháng để không bị trả lãi phạt.

Ngoài ra, việc sử dụng thẻ tín dụng một cách ngẫu hứng cũng sẽ để lại nhiều hệ luỵ, nhất là tình trạng chi tiêu mất kiểm soát dễ dẫn đến các kế hoạch tài chính bị ảnh hưởng. Nhiều người đăng ký phát hành thẻ tín dụng không theo nhu cầu, phát hành cho có… cũng khá rủi ro khi hiện nay phí thường niên của một số ngân hàng đang áp dụng cho thẻ tín dụng khá cao.

Bài, ảnh: Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mua bảo hiểm… “trả góp”

Thời gian gần đây, nhiều người dân truyền tai nhau hình thức mua bảo hiểm “trả góp” để sở hữu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) hoặc tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện nhằm hưởng lợi từ chính sách ưu việt của Nhà nước khi điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Mua bảo hiểm… “trả góp”
Chạy đua cập nhật sinh trắc học: Để giao dịch ngân hàng thông suốt

Theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng từ ngày 1/7/2024, khách hàng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt. Thực tế, không đợi tới khi quy định về xác thực sinh trắc học (STH) này ban hành, các ngân hàng mới triển khai đến khách hàng mà trước đó, để đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân, nhiều ngân hàng đã áp dụng xác thực khuôn mặt sớm hơn quy định.

Chạy đua cập nhật sinh trắc học Để giao dịch ngân hàng thông suốt
Rà soát, cập nhật tài khoản thanh toán chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt

Chiều 7/6, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, cập nhật tài khoản thanh toán trong chi trả BHXH không dùng tiền mặt trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư tại các điểm chi trả trên địa bàn TP. Huế theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án 06.

Rà soát, cập nhật tài khoản thanh toán chi trả bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt
Thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến

Thanh toán trực tuyến từ việc mua bán vé số, mớ rau… phần nào cho thấy tâm lý thanh toán của người dân đã dần có những thay đổi trong thời gian qua.

Thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến
Return to top