ClockThứ Tư, 31/03/2021 06:45

Thị trường bất động sản: “Ấm” dần

TTH - Thị trường bất động sản tại Huế bước vào giai đoạn “ấm” lên, nhất là khu vực phía đông nam TP. Huế, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và người dân khi trung tâm hành chính tỉnh được chuyển về đây và hạ tầng kỹ thuật khu vực này được đầu tư hoàn chỉnh.

Thị trường bất động sản bắt đầu “ấm” trở lạiGắn kết bất động sản với phát triển kinh tếThúc đẩy đầu tư bất động sản

Việc định hướng phát triển đô thị Huế trở thành một trong số các đô thị lớn của Việt Nam đến 2025 đã tạo động lực phát triển thị trường bất động sản. Ảnh: Nguyễn Phong

Đất nền tăng giá

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, giá đất nền tại các dự án (DA) khu dân cư mới vẫn giữ ở mức ổn định, việc “ấm” lên của thị trường một phần do nhu cầu mua đất ở của người dân tăng. Trong khi khu vực phía bắc, tây bắc thành phố khá trầm lắng thì khu vực phía nam, đông nam, thị trường đất nền lại khá sôi động. Chính sự tăng trưởng thị trường đất nền ở khu vực này tạo sức lan tỏa cho sự phát triển các DA đất nền ở các huyện, thị xã lân cận như Phú Vang, Hương Thủy, tạo chuỗi sản phẩm bất động sản (BĐS) mới liên hoàn.

Tại các khu vực quy hoạch đất bán đấu giá ở các địa phương như Xuân Phú, Thủy Vân, Thủy Thanh, Phú Bài, Thủy Châu…, hạ tầng được đầu tư ở đây khá đồng bộ đã “hút” một lượng lớn khách hàng về khu vực này. Giá đất nền tại khu vực này chuyển biến mạnh, thậm chí giá tăng gần gấp 2 lần so với trước. Dù trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh nhưng những lô đất nền có vị trí đẹp, pháp lý rõ ràng, chính sách bán hàng tốt và đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn của số đông người dân vẫn đang được ưa chuộng.

Ông Hồ Văn Nhân, Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Sở Xây dựng) cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến khu vực phía nam và đất ở các khu quy hoạch (KQH) trở thành tâm điểm của thị trường đất nền một phần vì hạ tầng kỹ thuật ban đầu tại các khu này tương đối hoàn chỉnh. Khi trung tâm hành chính tỉnh, TP. Huế chuyển dịch về hướng nam như hiện nay thì nhu cầu đất tại khu vực này cũng tăng theo chiều thuận.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường BĐS sôi động là tính thận trọng của người Huế giảm giúp họ nhìn thấy cơ hội và niềm tin đốivới thị trường BĐS cao hơn nhiều so với trước. Hàng loạt các DA từ đất nền đến nhà ở xã hội, căn hộ trung và cao cấp đều có chủ ngay sau khi mở bán hay tổ chức đấu giá.

Khảo sát cho thấy, giá đất quy hoạch Xuân Phú trước đây 16 triệu đồng/m2 ở trục đường chính, nay tăng lên 35 triệu đồng/m2; đất KQH Thủy Vân, Thủy Thanh từ 7-8 triệu đồng/m2 lên 12-16 triệu đồng/m2 hay đất KQH Vinh Vệ (Phú Vang) từ 3 triệu đồng lên hơn 10 triệu đồng/m2.

Theo Sở Xây dựng, hiện việc đầu cơ vẫn còn cao nên ảnh hưởng đến sự bất ổn của thị trường BĐS. Nhằm tạo điều kiện cho thị trường phát triển, Sở Xây dựng đã ủy quyền cho Hiệp hội BĐS Thừa Thiên Huế tổ chức các kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS trên địa bàn tỉnh và đến nay hoạt động hành nghề môi giới BĐS đã đi vào nề nếp, tuân thủ quy định pháp Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở.

Hạ tầng các dự án từ đất nền đến nhà ở TP. Huế được đầu tư khang trang, tạo sức hút thị trường

Động lực phát triển

Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng đánh giá, từ những chính sách cởi mở của tỉnh đã kích thích một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực BĐS. Việc định hướng phát triển đô thị Huế trở thành một trong số các đô thị lớn của Việt Nam đến 2025 là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển đối với thị trường BĐS trên địa bàn tỉnh.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 10 DA phát triển nhà ở thương mại, DA phát triển đô thị được chấp thuận đầu tư, đã và đang triển khai xây dựng với diện tích đất khoảng 230 ha, cùng khoảng 7.146 căn hộ, tương ứng khoảng 2,032 triệu m2 sàn. Tỉnh đang có chủ trương kêu gọi đầu tư một số DA phát triển khu đô thị, khu dân cư mới trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở khu vực TP. Huế và vùng phụ cận, một số địa phương theo định hướng phát triển chung của tỉnh.

Theo định hướng tại Nghị quyết số 54/NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với 2 trục phát triển và các đô thị động lực gồm Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy và đô thị Chân Mây.

Đến nay, tỉnh đã xây dựng bộ tiêu chí cho đô thị có tính chất đặc thù trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Đồng thời xây dựng chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh năm 2020, định hướng đến năm 2030 và xây dựng đề án công nhận TP. Huế mở rộng đạt tiêu chí loại I.

Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng khẳng định, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thị trường BĐS, cần tiếp tục hoàn thiện thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, vừa tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thông thoáng cho thị trường BĐS. Rà soát đánh giá về nhu cầu BĐS để dự báo chính xác khả năng nhu cầu thực của các phân khúc, tránh sự mất cân đối giữa cung cầu dẫn đến tình trạng giá ảo, "bong bóng" làm bất ổn thị trường BĐS. Chính quyền cũng tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng tốc độ phát triển của thị trường, đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị, đảm bảo thị trường BĐS phát triển theo quy hoạch. Công khai minh bạch các DA BĐS, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực tốt tham gia đầu tư xây dựng các DA BĐS trên địa bàn.

Còn nhiều bất cập

Đánh giá của Sở Xây dựng, cơ cấu hàng hóa BĐS tuy đã được điều chỉnh từng bước nhưng chưa hợp lý, thiếu các phân khúc nhà ở bình dân giá rẻ, nhà ở cho thuê, nhất là phân khúc nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận người dân còn đang bị hạn chế và nhà ở cho công nhân đang lao động tại các khu công nghiệp. Tính minh bạch, công khai về sản phẩm BĐS còn yếu, một số DA thực hiện giao dịch BĐS vẫn còn sai phạm về các quy định của luật. Thủ tục đầu tư còn chồng chéo, một số thủ tục thời gian thực hiện dài nên ảnh hưởng đến nghiên cứu, lập DA đầu tư.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thông tin doanh nghiệp:
Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

Chưa đến 3 triệu đồng là khách hàng đã có thể đầu tư máy bơm mỡ bằng chân chính hãng cho công năng bơm mỡ hoàn hảo, thiết kế nhỏ gọn, sử dụng khu vực không sẵn nguồn điện, khí nén. Hiện sản phẩm đang được trợ giá siêu tốt tại Kumisai Việt Nam.

Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường
Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường

Theo kế hoạch, năm 2026 trên địa bàn tỉnh sẽ đưa vào sử dụng trên 80% cát nghiền (cát nhân tạo) thay thế cát tự nhiên. Dù có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng đến nay việc sử dụng cát nhân tạo vẫn chưa đạt kế hoạch.

Cát nhân tạo chưa tiếp cận được thị trường
Khai thác thị trường du lịch y tế

Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Khai thác thị trường du lịch y tế

TIN MỚI

Return to top