ClockThứ Năm, 20/01/2022 06:15

Thị trường khởi sắc trong tết “bình thường mới”

TTH - Tết cổ truyền năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, song với trạng thái thích ứng với dịch, nhiều doanh nghiệp (DN) và tiểu thương các chợ tích cực dự trữ hàng hóa, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Không để thiếu hàng, 'sốt giá' dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm DầnĐảm bảo chuỗi cung ứng, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022Đảm bảo vệ sinh môi trường dịp Tết Nguyên đán

Siêu thị Co.opMart Huế chuẩn bị nguồn hàng, trang trí không gian mua sắm đón khách dịp tết Nguyên đán 2022

Là một trong những đơn vị bán lẻ quy mô lớn trên địa bàn TP. Huế, những ngày này Siêu thị Co.opMart Huế liên tục nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp (NCC) ở các tỉnh, thành phố trong nước và một số DN nước ngoài về trưng bày phục vụ người dân mua sắm tết. Với dự báo sức mua có thể tăng từ 30 - 60%, hiện đơn vị đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng dự trữ hàng hóa, đồng thời tiếp tục đặt hàng từ các NCC để tạo nguồn hàng phong phú, đa dạng chủng loại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Theo Phó Giám đốc siêu thị, ông Nguyễn Sỹ Tú, để kích cầu sức mua, tạo điều kiện cho người dân mua sắm hàng hóa phục vụ tết trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, đời sống người dân đang gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch, DN đã đàm phán với các NCC để có mức giá tốt nhất và triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá theo từng chủng loại hàng. Hiện, nhiều sản phẩm phục vụ tết đang có mức giá giảm từ 5 - 40% kèm theo nhiều chương trình quà tặng thiết thực. Thời điểm này, số lượng khách đến tham quan, mua sắm đang tăng dần.

Tại các chợ truyền thống, như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự…, từ đầu giữa 11 (Âm lịch), các tiểu thương đã huy động vốn dự trữ hàng hóa, chỉnh trang lại lô hàng, điểm kinh doanh để bán hàng tết.

Chị Nguyễn Thị Hoa, tiểu thương chợ An Cựu, năm nay do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên số lượng hàng dự trữ giảm khoảng 30% so với các năm trước, song vẫn đặt hàng dự phòng ở các DN sản xuất, NCC nên nếu đến dịp giáp tết, nhu cầu mua sắm tăng thì sẽ nhập hàng về tránh để đứt gãy nguồn cung.

Cùng với việc mua sắm trực tiếp, để phòng dịch COVID-19, nhiều DN, cơ sở kinh doanh đẩy mạnh các kênh mua sắm như mua hàng qua điện thoại, qua ứng dụng App/Grab/Shopee Food hoặc qua các kênh thương mại điện tử để người dân có thêm nhiều lựa chọn mua sắm tết an toàn và thuận lợi trước diễn biến của dịch, đồng thời tiết kiệm thời gian. Theo đó, Ban Quản lý chợ Đông Ba đã triển khai mua sắm qua App chợ Đông Ba và “đi chợ hộ”; các Siêu thị Go!, Co.opMart, VinMart… triển khai chương trình “đi chợ giùm bạn” và giao hàng tận nơi đã góp phần giảm số lượng khách hàng đến cửa hàng lựa chọn hàng hóa, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 ra cộng đồng.

Phó Giám đốc Sở Công thương, ông Hoàng Ngọc Sơn cho rằng, để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ tết của người dân, góp phần bình ổn thị trường, từ đầu tháng 10 (âm lịch), sở đã xây dựng kế hoạch ổn định cung cầu, đẩy mạnh hoạt động liên kết xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo và vận động các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh và tiểu thương các chợ tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu. Qua thống kê, tính đến nay, các DN và tiểu thương các chợ đã dự trữ trên 1.300 tỷ đồng, đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dung của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra giám sát thị trường, tập trung các lĩnh vực niêm yết giá, hàng lậu hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn tình trạng đầu cơ ghim hàng nâng giá…

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top