ClockThứ Tư, 18/08/2021 10:41

Thủ tướng quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực

Tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội từ chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1410/QĐ-TTg ngày 17/8/2021 kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực (Ban Chỉ đạo) để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về lập, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các dự án điện trọng điểm.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Các Phó trưởng Ban gồm: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Phó trưởng Ban thường trực); ông Cao Xuân Thành, Trợ lý đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng.

Các Ủy viên gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống; Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Hoàng Quốc Vượng; Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Lê Minh Chuẩn; mời một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham gia Ban Chỉ đạo.

Tùy tình hình thực tế, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể mời thêm lãnh đạo một số cơ quan (Ủy ban của Quốc hội, bộ, ngành, địa phương) tham gia làm ủy viên Ban Chỉ đạo hoặc yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương dự họp và báo cáo những vấn đề cần thiết.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong quy hoạch/kế hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là các dự án trọng điểm (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương) để bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, chính sách mua bán điện với nước ngoài, phát triển năng lượng tái tạo; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nhập khẩu than, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và công tác đàm phán ký kết các hợp đồng nhập khẩu than, LNG cho các dự án nguồn điện.

Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh liên quan cùng với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài, các nhà thầu thực hiện các nội dung theo nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình; chỉ đạo, phối hợp các ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường hỗ trợ, di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng các dự án điện.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024
Lo chuyện nước

Gần đây, Thừa Thiên Huế đã đổi thay trên mọi lĩnh vực; trong đó các chỉ số về cuộc sống và môi trường tăng lên. Đây là một trong những chỉ số đáng tự hào của người dân địa phương khi Huế đã xanh hơn, sạch và đẹp hơn, hấp dẫn bao du khách gần xa.

Lo chuyện nước
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top