ClockThứ Sáu, 06/05/2016 09:32

Thương lái Trung Quốc làm loạn thị trường thịt heo

Thương lái Trung Quốc tranh mua heo với TP HCM, thổi giá tăng vùn vụt khiến người tiêu dùng nội địa phải gánh chịu mức giá phi lý.

Thời điểm giữa tháng 2, giá heo hơi chỉ khoảng 39.000 - 40.000 đồng/kg vì trước đó Trung Quốc (TQ) cấm biên mậu. Nhưng hiện nay heo hơi bán tại các trại ở Đồng Nai đã tăng tới “mười mấy giá”.

Người tiêu dùng đang phải mua thịt heo trong nước giá cao. (Ảnh: Diệp Đức Minh)

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, ngành chăn nuôi heo đang phát triển tốt với giá bán heo hơi ở mức cao nhất kể từ đầu năm. Cụ thể, tính đến cuối tháng 4, giá heo hơi ở các tỉnh phía nam tăng 7.000 - 8.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 3. Hiện giá thu mua heo hơi tại Đông Nam bộ và ĐBSCL lần lượt có mức 51.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg. “Các thương lái TQ đang tích cực thu mua heo VN với khối lượng lớn”, báo cáo của Bộ NN-PTNT giải thích.

Người tiêu dùng thiệt nặng

Nhưng giá heo hơi theo báo cáo của Bộ NN-PTNT đã nhanh chóng... lỗi thời. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết giá heo hơi đang trong khoảng 53.000 - 54.000 đồng/kg. “Heo tăng giá mạnh như vậy là do TQ tăng mua. Họ đẩy giá lên để cạnh tranh với TP.HCM nên khoảng 2 tháng nay cứ liên tục tăng. Mỗi ngày có từ 10 - 15 xe, cao điểm 20 xe thu gom heo chở qua TQ. Mỗi xe chở cả trăm con heo. Đặc biệt, họ mua toàn heo mỡ, trọng lượng từ 120 - 160 kg/con trở lên”, ông Đoán nói.
Là người trong ngành, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, tiết lộ mỗi ngày VN xuất đi TQ qua đường tiểu ngạch lên đến 10.000 con heo và Campuchia thêm khoảng 1.000 con. Nhưng ông Mười cũng không khỏi lo lắng khi phân tích về những rủi ro của tình trạng này. Đó là việc người tiêu dùng nội địa có thể quay lưng với thịt nội vì giá quá cao.
Cụ thể, nếu không có yếu tố TQ tranh mua, giá thành sản xuất heo là 40.000 đồng/kg, chỉ cần xuất chuồng với giá 42.000 - 43.000 đồng là người chăn nuôi đã có lời. Nhưng “cuộc chiến” tranh mua do thương lái TQ "châm ngòi" đã đẩy giá xuất chuồng lên tới trên 50.000 đồng/kg. Mua cao thì bán cao, miếng thịt đến tay người tiêu dùng nội địa đã bị đội lên rất nhiều. Đơn cử thịt nạc đùi hiện khoảng 80.000 đồng/kg, trong khi thịt ngoại cùng loại nhập khẩu từ các nước phát triển (phải chịu thuế 15%) giá tới tay người tiêu dùng cũng chỉ khoảng 60.000 đồng/kg. Giá cao cộng với tình trạng sử dụng chất cấm tràn lan như hiện nay, thịt nội không thể cạnh tranh với thịt ngoại.
“Nếu là một đơn vị chế biến thực phẩm hay kinh doanh đơn thuần, vì yêu nước tôi chọn cái 80.000 đồng thì sẽ bị các đối thủ khác “đánh chết” ngay lập tức. Tôi phải chọn cái 60.000 đồng chứ. Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận cái 60.000 đồng này dù là thịt đông lạnh nhưng tiêu chuẩn của họ tốt hơn của mình nhiều. Đó là sự thật”, ông Mười kết luận.
Bong bóng tăng trưởng
Với giá xuất chuồng cao, một ký heo hơi người chăn nuôi hiện lãi khoảng 13.000 đồng. Một con heo bán cho thương lái TQ trung bình 120 kg, người chăn nuôi lãi chừng 1,5 triệu đồng trong khoảng thời gian 5 - 6 tháng. Đây là mức mà các chuyên gia nông nghiệp gọi là siêu lợi nhuận. Chính vì vậy nhiều hộ, trang trại chăn nuôi heo ở Đông Nam bộ và ĐBSCL tăng đàn ồ ạt. Điều này đang dấy lên những lo ngại về nguy cơ sập bẫy giống như đã từng xảy ra với nhiều nông sản khác trước đây.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, nhận xét thương mại tiểu ngạch với TQ là rất nguy hiểm và chúng ta đã có rất nhiều bài học xương máu. Ban đầu họ luôn cho mình hưởng lợi trong ngắn hạn rồi sau đó có thể “xù” mình bất cứ lúc nào, nông dân sẽ khốn đốn. Gần như tất cả nông sản VN đều đã từng rơi vào cái bẫy quen thuộc này của họ.
Ông Nguyễn Kim Đoán đặt vấn đề, heo tiêu thụ nội địa thường là 100 kg. Trong khoảng trọng lượng này độ dày mỡ lưng heo chỉ từ 1 - 1,2 cm là phù hợp với sở thích của người tiêu dùng nội địa. Thương lái TQ hiện nay đẩy mạnh mua heo mỡ. Khi heo đạt trọng lượng từ 120 - 140 kg, độ dày mỡ lưng sẽ tăng lên từ 2 - 2,5 cm. Nếu họ ngưng mua đột ngột, loại heo này rất khó tiêu thụ nội địa.
Nhìn sâu hơn, ông Mười không khỏi lo lắng, hiện giá heo hơi cao nên người chăn nuôi chỉ nghĩ đến việc tăng đàn thật nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Không ai còn có thời gian nghĩ đến việc tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi, nâng cao năng lực, giá trị cạnh tranh… dẫn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi heo hiện nay giống như một cái bong bóng, chỉ là "phồn vinh giả tạo". Nếu TQ đóng biên hay vì lý do gì đó ngưng thu mua thì sự phát triển này cũng tan biến. Trên thực tế, những cay đắng này đã xảy ra quá nhiều với chúng ta và lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở.
“Sự nguy hiểm của ngành chăn nuôi hiện nay còn nằm ở chỗ thịt ngoại vừa rẻ vừa an toàn hơn so với thịt nội, người VN sẽ chuyển dần sang tiêu dùng hàng ngoại là tất yếu. Trong tương lai không xa họ sẽ chuyển sang tiêu thụ thịt nhập với giá rẻ và an toàn. Nếu không có gì thay đổi, ngành chăn nuôi sẽ bị mất thị phần ngay trong nước của mình, đó là điều khó tránh khỏi”, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nói.

 

Theo Thanh niên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Để tăng lương, không tăng lo

Điệp khúc “lương chưa tăng, giá đã tăng” tiếp tục đặt ra những thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp bình ổn, điều hành giá, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân… để người được thụ hưởng yên tâm, mức lương mới sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Để tăng lương, không tăng lo

TIN MỚI

Return to top