ClockThứ Ba, 21/04/2020 07:40

Tín dụng tiếp sức cho doanh nghiệp

TTH - Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh, đến nay có 15/24 chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) và 3/7 quỹ tín dụng Nhân dân đã thực hiện hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do dịch COVID-19.

“Giảm đau” cho doanh nghiệpThủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị toàn quốc để gỡ khó cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi COVID-19

Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do COVID-19. Ảnh: Đăng Tuyên

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã xem xét kéo dài thời hạn vay vốn, tiếp tục hạ lãi suất cho vay mới đối với toàn bộ dư nợ cho vay ngắn hạn. Đồng thời, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và việc miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01/2020 của NHNN đối với khách hàng gặp khó khăn trả nợ do doanh thu sụt giảm; cho vay mới thông qua các gói tín dụng ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhằm duy trì và khôi phục sản xuất kinh doanh (SXKD)…

Ông Nguyễn Xuân Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Thủy Tân thông tin, chúng tôi nhận được văn bản của BIDV giới thiệu chương trình giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Để có cơ sở xem xét giảm lãi vay, BIDV đề nghị chúng tôi cung cấp tài liệu chứng minh sự sụt giảm doanh thu cụ thể thông qua báo cáo tài chính các quý trong năm 2019; báo cáo tài chính quý gần nhất năm 2020 hoặc tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng/quý của năm 2019, tháng/quý gần nhất của năm 2020 để nhận được hỗ trợ từ phía ngân hàng.

Đại diện BIDV Thừa Thiên Huế cho biết, chi nhánh đã làm việc với từng khách hàng để đánh giá mức độ ảnh hưởng và thiệt hại do dịch bệnh gây ra, từ đó áp dụng các biện pháp hỗ trợ. BIDV đang triển khai gói tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng và 100 triệu USD dành cho các khách hàng DN hiện hữu của BIDV có dư nợ vay phục vụ hoạt động SXKD trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch. Với gói tín dụng này, BIDV thực hiện giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với khoản vay bằng USD so với mức lãi suất cho vay cùng kỳ hạn đang áp dụng với khách hàng tại thời điểm gần nhất, đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất cho vay của BIDV trong từng thời kỳ.

Đến cuối tháng 3, gói tín dụng trên đã giải ngân cho 4 DN với dư nợ hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, BIDV thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 theo Thông tư 01 của NHNN. Đến cuối tháng 3/2020, chi nhánh đã thực hiện hỗ trợ 7 khách hàng đến hạn trả nợ/lãi với tổng dư nợ được cơ cấu hơn 370 tỷ đồng và sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều khách hàng trong thời gian tiếp theo.

Nhiều chính sách giảm lãi vay được Vietinbank triển khai

Chia sẻ về các giải pháp hỗ trợ DN, đại diện Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) Thừa Thiên Huế khẳng định, các khách hàng bị ảnh hưởng tạm thời bởi COVID-19 và có phương án SXKD phục hồi ngay khi hết dịch thì sẽ được VietinBank cơ cấu nợ và hỗ trợ lãi suất. Thời gian xử lý hồ sơ cơ cấu nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được VietinBank đẩy nhanh nhằm triển khai kịp thời, bảo đảm duy trì nhóm nợ theo quy định, không để ảnh hưởng đến uy tín, lịch sử giao dịch của khách hàng.

Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tiến hành gia hạn nợ cho 134 khách hàng thuộc huyện Phong Điền bị ảnh hưởng với dư nợ gần 2,2 tỷ đồng.

Ngành ngân hàng đang có những nỗ lực nhất định trong công tác hỗ trợ DN. Song một số DN nhỏ cho rằng, các chính sách của ngân hàng rất khó tiếp cận. Các gói vay mới đòi hỏi tài sản thế chấp, tuy nhiên đối với các DN nhỏ, các tài sản có thể thế chấp đã thế chấp nên không thể vay mới.

Ông Nguyễn Tạ Hiền, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh cho rằng, DN phải chủ động xác định mức độ thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, làm việc và có văn bản gửi ngân hàng để có hướng đề xuất giải pháp hỗ trợ cụ thể và gửi văn bản về NHNN chi nhánh tỉnh để theo dõi, giám sát. Đồng thời, DN cần có kế hoạch “hậu dịch” tốt, tìm kiếm các cơ hội đầu tư ổn định để khôi phục sản xuất, tạo sức bật sau dịch.

Theo số liệu từ NHNN chi nhánh tỉnh, 162 khách hàng (gồm 29 DN) được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ được cơ cấu là 251,9 tỷ đồng; 26 khách hàng (gồm 23 DN) được miễn, giảm lãi với dư nợ được miễn, giảm là 508,4 tỷ đồng và tiền lãi được giảm trên 10 tỷ đồng; 380 khách hàng (gồm 164 DN) được cho vay mới để khôi phục sản xuất với số tiền 1.269,3 tỷ đồng. Hiện có 332 khách hàng (trong đó có 57 DN) đang được các chi nhánh NHTM trình cấp có thẩm quyền xem xét cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi và cho vay mới với dư nợ 966,6 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top