ClockThứ Ba, 01/06/2021 19:25

Triển khai các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nhiều địa phương

TTH.VN - Nội dung này được Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đề ra tại buổi làm việc với Sở Công thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn diễn ra chiều 1/6 nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Yêu cầu địa phương báo cáo tình hình sản xuất, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải phápLiên kết sản xuất tiêu thụ: Giải “bài toán” đầu ra lúa gạo cho nông dânỨng dụng công nghệ sản xuất nông sản an toàn

Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho các địa phương trong nước được đặt ra và sẽ triển khai trong thời gian tới 

Thời gian qua, Cục QLTT đã làm việc với các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn, như Siêu thị Coopmart Huế, Big C Huế, Vinmart về các nội dung kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm nông sản có sản lượng lớn đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều Bắc Giang, khoai lang Vĩnh Long…, đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp với các ban ngành liên quan nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị đã triển khai các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19; phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông, ban quản lý các chợ, các siêu thị… tăng cường các biện pháp tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân tăng tiêu thụ, sử dụng nông sản trong nước...

Ngoài ra, sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng nông sản nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác. Đồng thời chú trọng kiểm, kiểm soát các giao dịch thương mại trên môi trường trực tuyến, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng.

Một trong những giải pháp được triển khai tại cuộc họp là hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ… mở thêm điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ nông sản; ưu tiên các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã và đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, thanh long, khoai lang, xoài, dưa hấu… Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện khi vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất, vận chuyển nông sản khi lưu thông qua địa bàn. 

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Return to top