ClockThứ Bảy, 22/08/2020 14:15

Thu hút đầu tư FDI tại chỗ

TTH - Các dự án (DA) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế, nhất là nộp ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Thu hút đầu tư lĩnh vực này được xem là cơ hội vực dậy nền kinh tế.

Muốn thu hút “đại bàng” FDI, môi trường đầu tư phải thực sự hấp dẫn6 tháng, thu hút FDI giảm trên 15%“5 mũi giáp công” để phục hồi nền kinh tếThu hút FDI bốn tháng đạt 12,33 tỷ USD

Thu hút doanh nghiệp FDI sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương

Vốn đầu tư FDI giảm 36,5%

Ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình triển khai các DA FDI trên địa bàn có xu hướng giảm, do một số DA lớn đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng không triển khai theo kế hoạch được, như: DA Nhà máy Kanglongda (Hongkong- Trung Quốc), DA nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn (Hongkong - Trung Quốc). Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư khu vực này chỉ đạt 350 tỷ đồng, tương đương 15 triệu USD, giảm 36,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, DA khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô - Công ty CP Quốc tế Minh Viễn làm chủ đầu tư đang phải tạm ngừng thi công xây dựng do lãnh đạo của công ty này về nước từ đầu năm 2020, chưa thể quay lại bởi dịch COVID-19. Hiện khối lượng triển khai thi công xây dựng giai đoạn 1 của DA đã đạt 350 tỷ đồng. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động trong quý II năm 2021, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Không chỉ ảnh hưởng tới tiến độ các DA FDI, các nhà đầu tư cũng hạn chế việc tìm hiểu thị trường mở rộng đầu tư, vì thế số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và đầu tư tại Thừa Thiên Huế giảm so với cùng kỳ. Trong 6 tháng qua đã giảm 2 DA và gần 60 triệu USD tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh chỉ cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 15,41 triệu USD. Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 111 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.828 triệu USD.

Doanh nghiệp FDI có đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách

Khó khăn nhưng một số DA lớn vẫn triển khai đúng tiến độ. Trong đó DA nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam được xem là điểm sáng, đến nay đã đưa vào vận hành giai đoạn 1 và đẩy mạnh thi công hoàn thành toàn bộ nhà xưởng, đang lắp đặt máy móc, thiết bị giai đoạn 2 theo đúng tiến độ cam kết. Ngoài ra còn phải kể đến DA HUE AMUSEMENT & BEACH PARK (H.A.B Park) tại xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang khi đến cuối năm 2019, nguồn vốn thực hiện ước tại DA đã đạt 1,3 triệu USD, dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ giải ngân thêm 100 tỷ đồng…

Ưu tiên thu hút đầu tư tại chỗ

Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, chỉ tính riêng năm 2019, doanh thu khu vực đầu tư nước ngoài đạt 967,36 triệu USD, chiếm 28,9% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Các doanh nghiệp FDI cũng góp phần quan trọng vào an sinh khi giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động địa phương với mức lương trung bình từ 4 đến 7 triệu đồng/tháng.

Theo ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đầu năm 2020 dịch COVID-19 bùng phát, các phương án xúc tiến đầu tư đề xuất trong năm 2020 cũng được thay đổi để phù hợp với thực tế và đón đầu cơ hội. Triển khai các giải pháp xúc tiến đầu tư tại chỗ, sát cánh cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư kịp thời tháo gỡ khó khăn; vận dụng linh hoạt các chính sách; từng bước xây dựng môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả, hấp dẫn, góp phần đưa địa phương sớm trở thành địa bàn có lợi thế so sánh trong vùng về thu hút đầu tư.

Trong đó, chú trọng các DA lớn, tạo giá trị gia tăng, nguồn thu ngân sách…, tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới như: DA sản xuất găng tay và sợi polyethylen; nhà máy Nakamoto Việt Nam, nhà máy gia công thạch anh Chân…

Sở cũng tăng cường đôn đốc tiến độ triển khai và kiên quyết xử lý các DA vi phạm tiến độ đầu tư. Điều chỉnh quy định trình tự, thủ tục thực hiện, giám sát, quản lý DA đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn nhằm rút ngắn thời gian các thủ tục đầu tư.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, sở cũng chuẩn bị các thông tin, điều kiện sẵn sàng để kêu gọi vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế tạo, sản xuất nguyên vật liệu, phụ tùng, sản phẩm phụ trợ; du lịch - dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa… khi dịch tạm lắng.

Ngoài tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hongkong (Trung Quốc), tỉnh cũng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu và các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có thể hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, tận dụng lợi thế vị trí chiến lược của địa phương về cảng biển, cảng hàng không, nguồn lao động chi phí thấp.

“Bên cạnh các giải pháp xúc tiến đầu tư, tỉnh cũng đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì và nâng cao xếp hạng các chỉ số liên quan đến cải cách hành chính như PCI, PAPI, PAR Index tạo môi trường thân thiện thu hút đầu tư. Xây dựng hình ảnh Thừa Thiên Huế thành thành phố xanh - sạch - sáng, thân thiện và an toàn, tạo điểm đến đầu tư bền vững trong mắt các nhà đầu tư”, ông Nguyễn Đại Vui thông tin.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư

TIN MỚI

Return to top