ClockThứ Tư, 31/08/2022 11:41

Thu ngân sách tháng 8 giảm, nhưng 8 tháng năm 2022 vẫn tăng 19,4%

Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 8/2022 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Tuy nhiên trong 8 tháng năm 2022, hai khoản thu cán đích sớm là thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Thanh toán khoản chi phí còn nợ của các dự án tái định cưCác ngân hàng thực hiện chính sách rút tiền linh hoạt có lợi cho khách hàngNguồn lực hiệu quả để phát triểnHoàn thiện chính sách, tập trung phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm

Sau khoản thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng chuẩn bị "cán đích" sau 8 tháng năm nay. Ảnh: TTXVN

Theo đó, trong tháng 8/2022, nguồn thu nội địa ước đạt 78,4 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 43,4 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do một số khoản thu cho phép thu theo quý (như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh...) phát sinh quý II/2022, các doanh nghiệp đã kê khai, nộp trong tháng 7/2022, sang tháng 8/2022 phát sinh thấp.

Trong tháng 8/2022, nguồn thu từ dầu thô ước đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng so tháng trước. Sản lượng dầu trong tháng ước đạt 700 nghìn tấn, xấp xỉ mức thực hiện tháng 7/2022. Giá dầu thanh toán bình quân trong tháng đạt khoảng 117,8 USD/thùng, cao hơn 57,8 USD/thùng so giá tính dự toán, thấp hơn 9,8 USD/thùng so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt 51.100 tỷ đồng, vượt 81,2% dự toán năm và tăng mạnh mẽ 98,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 5,2 nghìn tỷ đồng so tháng trước, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 33 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng gần 16,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế 8 tháng năm 2022 đạt 197.600 tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán năm, chuẩn bị "cán đích" và tăng ấn tượng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.

Số thu NSNN 8 tháng năm nay ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng năm 2022, cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. NSNN thặng dư 251,7 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong nhiều tháng trở lại đây.

Tổng chi cân đối NSNN tháng 8/2022 ước đạt 123,7 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 8 tháng năm nay ước đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2%, trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 8 tháng năm nay được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Ngân sách Trung ương đã chi 2,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2022, trong đó chủ yếu để bổ sung cho các địa phương (2,1 nghìn tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.

Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm. Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng, bên cạnh đó các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương…) tăng thêm khoảng 55,9 nghìn tỷ đồng so kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn được giao đạt 101,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể số kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm, thì đạt 90,72%). Tính đến ngày 22/8/2022, vẫn còn 50,3 nghìn tỷ đồng (9,28%) kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết (trong đó: 10 bộ, cơ quan trung ương là 7,1 nghìn tỷ đồng; các địa phương là 43,2 nghìn tỷ đồng).

Tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm vẫn chậm so yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 13,3%, nhưng tỷ lệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 14,02% kế hoạch.

Miễn, giảm, gia hạn thuế, phí khoảng hơn 106 nghìn tỷ đồng

Trong tháng 8/2022, cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Lũy kế tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 8/2022 ước khoảng 106,2 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền gia hạn khoảng 52 nghìn tỷ đồng (số thuế gia hạn đã nộp NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng); số tiền miễn, giảm khoảng 54,2 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, ước tính các chính sách đã ban hành giảm, giãn thuế, phí các doanh nghiệp và người dân trong năm 2022 là 231 nghìn tỷ đồng.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,4%

Chiều 30/12, ngành nông nghiệp tỉnh tiến hành tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến dự.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,4
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường

TP. Huế có địa bàn rộng, số lượng học sinh đông nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị (ATGT - TTĐT) trước cổng trường luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thành phố cũng như các địa phương, ban ngành, trường học chú trọng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc, kẹt xe vào các khung giờ đưa - đón học sinh đến trường.

Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường

TIN MỚI

Return to top