ClockThứ Hai, 11/04/2022 21:29

Tín dụng tăng, mừng nhưng lo

TTH - Tín dụng quý 1/2022 tăng, trong khi một số “nhà băng” phát đi thông điệp “hãm phanh” tín dụng bất động sản. Điều đó báo hiệu, dòng vốn “nóng” những tháng đầu năm nay đang đổ vào lĩnh vực này?

Đồng hành và hiệu quảĐề xuất kéo dài thời hạn áp dụng thí điểm xử lý nợ xấu

Vốn chảy vào bất động sản…?

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Thừa Thiên Huế, ước thực hiện đến cuối quý 1/2022, dư nợ tín dụng đạt 65.600 tỷ đồng, tăng 3,65% so với đầu năm. Riêng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) đạt 15.262 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,5% tổng dư nợ tín dụng, tăng 2,44% so với đầu năm; trong đó, dư nợ phục vụ mục đích hoạt động kinh doanh BĐS đến cuối tháng 2/2022 đạt 7.808 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,2% tổng dư nợ lĩnh vực BĐS, tăng 3,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực BĐS chiếm 0,24%. Dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 18.182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,0% tổng dư nợ, tăng 2,38% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tiêu dùng có liên quan đến lĩnh vực BĐS chiếm tỷ trọng 70,8% dư nợ tiêu dùng; còn lại 29,2% dư nợ tiêu dùng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống như: mua phương tiện đi lại, khám, chữa bệnh, mua đồ dùng…

Trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế phục hồi chậm, có khả năng, tín dụng tăng chưa hẳn do nhu cầu vay phục vụ sản xuất, kinh doanh (SXKD). Việc một số ngân hàng mới đây thông báo tạm dừng hoặc hạn chế cho vay BĐS khiến nhận định trên càng có cơ sở. Đơn cử, Sacombank, Techcombank… tạm dừng hoặc hạn chế cho vay BĐS. Trong đó, Sacombank ngừng cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS từ nay đến hết giữa năm nay. Techcombank tạm dừng giải ngân các khoản vay mua BĐS đã có giấy chứng nhận và vay thứ cấp mua BĐS kể từ ngày 25/3/2022, yêu cầu các đơn vị dời lịch giải ngân sang ngày 1/4/2022.

Được biết, đầu năm 2022, NHNN mới cấp tạm room tín dụng (giới hạn cho vay) ở mức thấp cho các ngân hàng và có thể đang xem xét nới thêm room. Những ngân hàng nào tập trung cho vay lĩnh vực ưu tiên sẽ có nhiều lợi thế. Có thể, một số ngân hàng hãm phanh cho vay BĐS chính là để đợi cấp room mới. Năm 2021, NHNN cũng cấp room tín dụng thận trọng đầu năm, sau đó lần lượt có thêm 2 đợt nới room tín dụng cho các ngân hàng, dựa trên khả năng tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

Thực tế, hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực SXKD, song thị trường BĐS vẫn “nóng”. Tại một hội thảo về BĐS mới đây, ông Lã Giang Trung, Tổng Giám đốc Passion Investment thẳng thắn: Cuối năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn ra căng thẳng, nhiều người lo ngại về lợi nhuận của ngành ngân hàng, nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng tốt, chứng tỏ dòng tiền chủ yếu đi vào BĐS. Một minh chứng nữa là từ đầu năm đến nay, khi lãi suất tăng, thị trường BĐS đã có dấu hiệu đi ngang.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Tổng hợp mới nhất từ NHNN Thừa Thiên Huế, tổng dư nợ tín dụng đến cuối tháng 2/2022 đạt 64.830 tỷ đồng. Trong đó, có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 80 tỷ đồng (không thay đổi so với cuối năm 2021), còn lại dư nợ cho vay đạt 64.750 tỷ đồng, tăng 2,44 % so đầu năm.

Tuy nhiên, có ý kiến cảnh báo, rất có thể, cho vay BĐS cao hơn con số báo cáo do “lẩn khuất” trong tín dụng bán lẻ, trái phiếu doanh nghiệp. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng cho rằng, tình trạng ngân hàng cho vay “sân sau” BĐS; nhất là qua trái phiếu doanh nghiệp đang cao. Trong khi đó, giá đất trên thị trường lại tăng vọt hơn một năm gần đây và nhiều phân khúc có dấu hiệu “bong bóng”.

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc NHNN Thừa Thiên Huế thông tin: Trong Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) phải hướng tín dụng vào SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh BĐS, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp; quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng.

Theo đó, NHNN Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu, xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mãi tài sản bảo đảm của khoản nợ, sử dụng dự phòng rủi ro; tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Trong 2 tháng đầu năm 2022, các TCTD trên địa bàn đã thực hiện xử lý hơn 19,9 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, trong đó: 81,7% nợ xấu được xử lý qua kênh khách hàng trả nợ; 4,8% qua kênh bán, phát mại tài sản đảm bảo, bán nợ 2,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,9%, còn lại qua các kênh khác.

Tính đến 28/2/2022, nợ xấu nội bảng tại các TCTD trên địa bàn tỉnh ở mức 329 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 0,51%. Nợ đã bán qua Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa xử lý ở mức 405,7 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý ở mức 1,12%.

Bài, ảnh: BẠCH QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

TIN MỚI

Return to top