ClockThứ Năm, 06/12/2018 14:27

Từ 1/2/2019, doanh nghiệp gọi vốn từ trái phiếu sẽ thuận lợi hơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1/2/2019.

Theo đó, doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được phát hành trái phiếu.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, để tăng quy mô vốn hoạt động hoặc để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp. Mục đích phát hành phải được doanh nghiệp nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này.

Từ 1/2/2019, doanh nghiệp gọi vốn từ trái phiếu sẽ thuận lợi hơn. (Ảnh minh họa: KT)

Việc sử dụng vốn huy động được từ phát hành trái phiếu phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài việc tuân thủ quy định nêu trên, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án bảo vệ môi trường theo phương án phát hành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

So với Nghị định cũ (NDD90/2011/NĐ-CP) thì nghị định mới này “thoáng” hơn ở nhiều điểm.

Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì doanh nghiệp muốn phát hành riêng lẻ trái phiếu phải có kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm trước liền kề của năm phát hành có lãi.

Với quy định mới tại Nghị định 163 vừa ban hành không yêu cầu doanh nghiệp phải có lãi mà chỉ cần có báo cáo tài chính kiểm toán năm liền trước của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định.

Một điểm quan trọng nữa tại Nghị định 163 đó là doanh nghiệp phát hành được mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu để giảm nợ hoặc cơ cấu lại nợ.

Trường hợp dự kiến trái phiếu phát hành có thể được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể tại bản công bố thông tin trước đợt phát hành về việc mua lại trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.

Bên cạnh những điểm thoáng hơn thì quy định tại Nghị định 163 cũng yêu cầu chặt chẽ hơn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Đó là, doanh nghiệp muốn phát hành riêng lẻ trái phiếu phải có lịch sử thanh toán gốc và lãi trái phiếu đã phát hành trong 3 năm liên tiếp trước đó đầy đủ, trong khi ở Nghị định cũ không quy định điều này.

Về việc công bố thông tin, Nghị định mới yêu cầu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trái phiếu phải chấp hành quy định về công bố thông tin trước và sau phát hành, trước khi chuyển đổi, hoặc mua lại trước hạn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top