ClockThứ Ba, 05/04/2016 14:01

Ứng phó “giặc lửa”

TTH - Mùa nắng nóng năm nay được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, gay gắt. Lực lượng kiểm lâm đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó cháy rừng với phương châm phòng là chính, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Nguy cơ…

Ông Hoàng Văn Chúc, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông cho rằng, các khu rừng trên đồi La Hy và địa bàn các xã Hương Hữu, Hương Giang, thị trấn Khe Tre rất dễ cháy. Hằng năm, ngành kiểm lâm tổ chức tuyên truyền, vận động song ý thức bảo vệ rừng của người dân còn thấp.

Diễn tập phun nước dập lửa

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-Nguyễn Đại Anh Tuấn chỉ rõ, ngoài nguyên nhân “bất khả kháng” dẫn đến cháy rừng là bom đạn nổ, hay các chất dễ cháy còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu là do bất cẩn của người dân  trong khi đốt vàng mã, đốt nhang, đốt tổ ong, đốt thực bì, đốt rác... Các vụ cháy rừng trong năm vừa qua tại núi Vung (TX Hương Thủy), hay tại xã Hương Thọ (TX Hương Trà) và TP Huế đều do các nguyên nhân trên gây ra. Vụ cháy tại xã Thủy Phù trong năm qua, mặc dù phát hiện sớm nhưng không thể huy động kịp thời, thiếu lực lượng, phương tiện, thậm chí chủ rừng không có mặt tham gia chữa cháy nên đã dẫn đến cháy lớn trên diện rộng.

Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại một số địa phương còn mang tính hình thức, khi xảy ra cháy rất khó huy động người dân vào cuộc, không đúng với tinh thần phương châm “bốn tại chỗ”. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo PCCCR các cấp đã được phân công cụ thể, song công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hiện trường chưa thật sự tốt, chưa hiệu quả. Một trong những tồn tại khác trong nhiều năm qua là việc xử lý vi phạm lâm luật, PCCCR của chính quyền địa phương, cơ quan tố tụng vẫn còn chậm, chưa quyết liệt nên không đủ sức răn đe…

Chặt tỉa cành khô, phòng cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó

Các khu rừng trên đồi La Hy chủ yếu lau sậy, thông, tràm, đều là những loại cây dễ cháy. Trong khi diện tích quản lý rộng lớn gần 6.700 ha, nhưng lực lượng kiểm lâm quá mỏng, chỉ khoảng 5 người là thách thức lớn trong công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm La Hy-Phan Viết Phúc vẫn tự tin: “Các lực lượng sẽ nỗ lực hết mình với tinh thần, mục tiêu hạn chế tối đa cháy rừng, hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra. Lực lượng mỏng, nhưng Trạm Kiểm lâm La Hy phân công túc trực, tuần tra cả ngày lẫn đêm tại các “điểm nóng” dễ xảy ra cháy rừng. Những lúc cao điểm, cán bộ kiểm lâm phối hợp với các tổ, đội PCCCR cấp xã và người dân tăng cường tuần tra, giám sát, báo cáo kịp thời với cấp trên khi có dấu hiệu cháy rừng. Các lực lượng túc trực tại các cửa rừng nhằm ngăn chặn người dân vào rừng trái phép, nấu ăn, hay đốt vàng mã cạnh rừng…”. Đây cũng là tinh thần của các đơn vị kiểm lâm, chủ rừng trên địa bàn tỉnh để sẵn sàng ứng phó nguy cơ cháy rừng.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm-Nguyễn Đại Anh Tuấn nhận định, hiện tượng Elnino tiếp tục ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết, gây bất lợi trong công tác PCCCR. Mấy năm gần đây, tỉnh đầu tư kinh phí mua sắm phương tiện, dụng cụ, làm đường ranh cản lửa… phục vụ công tác PCCCR. Ngay từ đầu năm, các địa phương, ngành kiểm lâm kiện toàn, củng cố lực lượng, triển khai diễn tập các phương án PCCCR… Mục tiêu của ngành kiểm lâm tỉnh năm nay là bằng mọi biện pháp, nỗ lực, quyết tâm hạn chế tối đa cháy rừng.

Ông Tuấn cho rằng, phương châm “bốn tại chỗ” được xác định là chưa đáp ứng yêu cầu cấp bách trong PCCCR, nhất là các vụ cháy lớn. Mặc dù đã có lực lượng, phương tiện nhưng tính sẵn sàng không cao nên công tác xử lý các tình huống cháy rừng kém hiệu quả. Nét mới trong PCCCR năm nay là chuyển từ phương châm “bốn tại chỗ” sang “bốn sẵn sàng” nhằm chủ động triển khai ứng phó cháy rừng một cách hiệu quả.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thả cá thể vích biển 70kg về môi trường tự nhiên

Chiều 10/8, ông Phan Viết Phúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc cho biết, lực lượng chức năng phối hợp với người dân vừa thả một cá thể vích biển khoảng 70kg về môi trường tự nhiên.

Thả cá thể vích biển 70kg về môi trường tự nhiên
Bảo vệ rừng mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường là cơ hội thuận lợi cho lâm tặc vào rừng khai thác lâm sản trái phép, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng (BVR).

Bảo vệ rừng mùa mưa lũ
Liên tục truy quét bảo vệ chim trời

Gần đây, nhiều đối tượng tổ chức giăng bẫy săn bắt, tận diệt các loại chim trời, đặc biệt là cò ở các địa phương của huyện Phú Lộc. Dù lực lượng chức năng liên tục tổ chức tuần tra, truy quét và xử lý nhưng vấn đề ngăn chặn tình trạng bẫy bắt chim trời mùa di cư vẫn còn nhiều nỗi lo.

Liên tục truy quét bảo vệ chim trời
Return to top