ClockThứ Bảy, 27/03/2021 15:01

Ưu tiên áp dụng công nghệ trong tổng điều tra kinh tế

TTH - Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Sỹ, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh khi trao đổi với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về cuộc tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính năm 2021 (tổng điều tra) trên địa bàn tỉnh.

Vào cuộc tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính năm 2021Tổng điều tra kinh tế Việt Nam năm 2021 từ ngày 1/3

Ông Hoàng Văn Sỹ, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh

Theo ông Hoàng Văn Sỹ, cuộc tổng điều tra này tính toán các chỉ tiêu thống kê chính thức như chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước GDP và tổng sản phẩm (GRDP) của mỗi địa phương. Trên cơ sở đó, cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu để chuyển đổi năm gốc-năm 2020 phục vụ cho việc tính toán, xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách về kinh tế - xã hội trong thời kỳ 2021 - 2026.

Ông có thể cho biết một số điểm mới so với các đợt tổng điều tra trước đây?

Cuộc tổng điều tra này được thực hiện trong bối cảnh nhu cầu thông tin thống kê ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về độ chính xác, chi tiết và số hóa dữ liệu. Công tác điều tra phải được cải tiến hơn để thích ứng với những yêu cầu hiện nay.

Cuộc tổng điều tra này sử dụng triệt để các dữ liệu hành chính, trong đó cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nhằm giảm thiểu các thông tin yêu cầu thu thập; bổ sung thêm thông tin để đánh giá đầy đủ hơn hoạt động của các đơn vị và đánh giá kinh tế số. Thu thập thông tin chi tiết đến đơn vị cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động đến cấp quản lý hành chính nhỏ nhất (cấp xã). Nhờ vậy, đánh giá tốt hơn tình hình sản xuất kinh doanh và sản phẩm đặc thù của từng địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu của hệ thống tài khoản quốc gia để biên soạn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các địa phương. 

Cuộc tổng điều tra sẽ phần nào đánh giá được bức tranh kinh tế

Cuộc tổng điều tra năm nay cũng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT) trong tất cả các công đoạn từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý và công bố kết quả. Trong đó, sử dụng phiếu điều tra điện tử để thu thập thông tin bao gồm phiếu điều tra trực tuyến (gọi là phiếu Webform) và phiếu điều tra cài đặt trên máy tính bảng, điện thoại thông minh của điều tra viên (gọi là phiếu CAPI) nhằm kiếm soát tốt hơn thông tin được thu thập, nâng cao chất lượng thông tin và rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu. Nhờ ứng dụng CNTT nên số lượng phiếu điều tra giảm từ 41 phiếu năm 2017 xuống còn 22 phiếu năm 2021….

CNTT được ứng dụng xuyên suốt trong quá trình điều tra; vậy trong trường hợp doanh nghiệp, hộ cá thể… không sử dụng được phiếu điều tra điện tử thì phương án tiếp theo là gì, thưa ông?

Như đã nói, có hai loại phiếu được áp dụng trong tổng điều tra, đó là phiếu điều tra trực tuyến (gọi là phiếu Webform) và phiếu điều tra cài đặt trên máy tính bảng, điện thoại thông minh của điều tra viên (gọi là phiếu CAPI).

Đối với phiếu Webform được áp dụng cho khối doanh nghiệp (DN), đơn vị sự nghiệp và hiệp hội thì chỉ cần các chủ thể trên có máy tính, có kết nối internet là có thể cung cấp thông tin cho ban chỉ đạo (BCĐ) các cấp ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của điều tra viên. Điều này đối với DN, đơn vị sự nghiệp và hiệp hội là khá dễ dàng và trong thời đại 4.0 thì tôi nghĩ đơn vị nào cũng có, kể cả đối với DN siêu nhỏ.

Đối với phiếu CAPI được áp dụng cho khối cá thể, tôn giáo tín ngưỡng, phiếu này được cài đặt trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của điều tra viên. Điều tra viên sẽ trực tiếp đến hộ gia đình và cơ sở tôn giáo để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu.

Do vậy vấn đề các đối tượng kê khai không sử dụng được phiếu điều tra điện tử là không đáng lo ngại.

Để đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác, công tác điều tra còn đòi hỏi thêm những yếu tố nào?

Trong điều tra số liệu thống kê thì công tác khai báo các thông tin ban đầu vô cùng quan trọng. Vì thế, phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến qua nhiều hình thức, đồng thời cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, BCĐ các cấp để người cung cấp thông tin hiểu về mục đích, ý nghĩa của cuộc tổng điều tra lần này để phối hợp cung cấp thông tin minh bạch, trung thực.

Các kỹ năng khai thác thông tin của điều tra viên cũng góp phần gia tăng độ xác thực của những thông tin mà đơn vị khai báo đã kê khai. Ngay từ đầu, BCĐ đã tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên, sau tập huấn sẽ tiến hành đánh giá nghiệp vụ nếu đủ nghiệp vụ điều tra viên mới được tham gia vào công tác điều tra.

Song song với đó, Cục Thống kê cũng sẽ tiến hành đối chiếu với các số liệu với các đơn vị liên quan nhằm tăng độ xác thực thông tin.

Cuộc tổng điều tra này liệu có đưa ra được cái nhìn cụ thể về thực trạng DN?

Ngoài việc thu thập số liệu thống kê, kết quả điều tra sẽ đánh giá toàn diện thực trạng sản xuất, kinh doanh của DN thông qua các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả. Qua điều tra cũng đánh giá được mức độ ứng dụng CNTT của các đơn vị thông qua sử dụng phần mềm quản lý, tự động hóa cho sản xuất, kinh doanh, sử dụng hình thức thương mại điện tử qua hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến, năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế.

Không ít ý kiến cho rằng, năm 2020 tình hình dịch COVID-19 tác động hầu như ở các lĩnh vực kinh tế, nếu lấy số liệu năm 2020 làm năm gốc so sánh thì độ chính xác sẽ không cao?

Nếu nói lấy năm 2020 như một năm đại diện cho bức tranh kinh tế 1 giai đoạn thì thực sự không đúng. Vì ngoài dữ liệu tổng điều tra, ngành thống kê còn dựa vào dữ liệu hàng năm để phân tích, so sánh nên chắc chắn thông tin sẽ toàn diện hơn rất nhiều.

Thời gian triển khai cụ thể của hoạt động điều tra sẽ như thế nào?

Cuộc tổng điều tra lần này được thực hiện trên phạm vi cả nước. Thời gian thu thập thông tin, đối với đơn vị điều tra là DN được thực hiện từ ngày 1/3/2021 đến hết ngày 30/5/2021; đối với đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, thời gian thu thập thông tin từ ngày 1/3/2021 đến hết 30/4/2021; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thời gian thu thập từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/7/2021.

Công tác chuẩn bị đã được thực hiện từ rất sớm?

Đến nay, tỉnh đã thành lập BCĐ và tổ thường trực các cấp (tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh đã thực hiện hoàn thành các công việc để phục vụ tốt cho cuộc tổng điều tra như: phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, lập danh sách HTX, DN...; tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên, quản trị hệ thống, phân quyền khối DN, đơn vị sự nghiệp, ban hành các hàng lang pháp lý liên quan

Tạo tài khoản và phân công trách nhiệm quản lý địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện. Triển khai rà soát, cập nhật danh sách nền khối đơn vị sự nghiệp, hiệp hội. Phân quyền quản trị dữ liệu, giám sát viên cấp tỉnh, cấp huyện, phân quyền điều tra viên khối DN và hiệp hội.

Đến nay, BCĐ đã hoàn thành công tác rà soát lập danh sách nền điều tra toàn bộ khoảng 5.100 DN, chi nhánh, văn phòng đại diện; 850 đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, trên địa bàn tỉnh và cụ thể từng huyện - thị xã - thành phố; 79.500 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông lâm nghiệp, thuỷ sản.

Công tác tổng điều tra đã thực hiện từ 1/3/2021, đến nay đã có được kết quả nào chưa?

Ngay từ đầu tháng 3, đội ngũ điều tra viên đã bắt tay thực hiện các nhiệm vụ. Đến ngày 12/3 đã hoàn thành thu thập thông tin 100 DN; 200 DN đang tiến hành kê khai. Ngoài ra, 50 đơn vị hành chính sự nghiệp, hiệp hội cũng đang tiến hành kê khai các thông tin liên quan.

Những việc tiếp theo mà đơn vị sẽ phải làm là gì?

Cục Thống kê và các đơn vị liên quan đang bám sát kế hoạch triển khai tổng điều tra nhằm đảm bảo đúng tiến độ và độ xác thực của các thông tin điều tra. Theo đó, Cục Thống kê sẽ tiếp tục phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan để tiếp tục rà soát, nắm bắt hoạt động DN, đẩy mạnh công tác tuyên truyền… Đồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát đội ngũ điều tra viên, cơ quan đơn vị; cập nhật các số liệu để triển khai điều tra giai đoạn 2.

HOÀNG LOAN (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

TIN MỚI

https://vinlock.com.vn/ vinlockbảng báo giá in catalogue Lắp khóa vân tay cho cổng sắt Chọn mẫu Máy in 3D Giá rẻ đẹp iphone 16 512Gb Két Sắt Đức PhươngThuê gpu training ai cấu hình cao
Return to top