ClockThứ Bảy, 11/07/2020 06:30
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP:

Ưu tiên dự án ứng dụng công nghệ cao

TTH - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khi chia sẻ với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý sản xuất nông nghiệpXây dựng lộ trình hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: THÁI BÌNH

Theo ông Nguyễn Đại Vui, những năm qua, tình hình nông thôn và nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, quan hệ sản xuất không ngừng được hoàn thiện. Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tỉnh đã ban hành các quy định liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất; thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính... cũng như hướng dẫn, hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các tổ chức, DN, cá nhân khi thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Toàn tỉnh có hơn 10.300 ha đất cho các tổ chức, DN và cá nhân thuê đất thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp; trong đó tập trung vào phát triển trồng rừng, chăn nuôi, phát triển thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh có 28 DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và 168 HTX nông lâm nghiệp và thủy sản.

Theo ông đâu là khó khăn lớn nhất của DN khi đầu tư vào nông nghiệp?

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và thời tiết, nên tỷ lệ rủi ro cao. Mặt khác, đầu tư vào nông nghiệp muốn có hiệu quả, bền vững thì phải ứng dụng công nghệ cao, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, kéo dài thời gian, trong khi điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai ở Thừa Thiên Huế chưa thật sự thuận lợi dẫn đến tâm lý e ngại, đầu tư sợ rủi ro.

Ngoài ra, nhận thức của người dân đối với việc tích tụ ruộng đất còn hạn chế nên việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: góp vốn, cho thuê lại quyền sử dụng đất còn hạn chế gây khó khăn cho việc tích tụ đất đai.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Vinh Thanh

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, các mô hình ứng dụng thiếu bền vững dẫn đến các sản phẩm sản xuất ra không ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Liên kết trong lĩnh vực sản xuất chưa gắn kết giữa các nhà: nhà khoa học, Nhà nước, nhà nông và DN dẫn đến lúng túng trong quá trình tổ chức sản xuất, sản xuất sản phẩm chưa gắn với thị trường tiêu thụ.

Từ sau hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp năm 2019, đến nay tình hình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có chuyển biến không, thưa ông?

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp năm 2019, UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký biên bản hợp tác cho các DA: DA nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM tại Phong Điền; DA nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại phường Hương An; DA vườn bách thảo trên sông tại xã Hương Vinh, (TX. Hương Trà).

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng ký biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giữa UBND tỉnh và Công ty CP tập đoàn Quế Lâm. Cuối năm 2019, tỉnh cùng Công ty CP Lavifood và Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ thảo luận về định hướng phát triển mô hình “Chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao định hướng thị trường trên nền tảng Logistics” mở ra một hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp.

Trong đó hẳn là có những dự án lớn?

Đúng vậy! Hiện có 2 dự án lớn và một số dự án khác đang triển khai.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có kêu gọi đầu tư. Tỉnh đã có những cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ DN và kêu gọi đầu tư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao?

6 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các DN gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tỉnh cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ DN đảm bảo tiến độ và xây dựng kế hoạch xúc tiến kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Công ty TNHH xây dựng Thành Phát đang đề xuất nghiên cứu DA ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để hình thành và phát triển vùng trồng cam đặc sản tại xã Phong Sơn (Phong Điền) với quy mô khoảng 20ha tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.

Ông có thể nói cụ thể hơn?

Tỉnh có rất nhiều chủ trương khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ví như tại QĐ32 của UBND tỉnh về quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Theo đó, DA đầu tư cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô từ 500m2 trở lên (đối với trồng trọt);­ 2.000m2 (đối với nuôi trồng thủy sản) được hỗ trợ 50% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở để đầu tư xây dựng...

Hằng năm, Sở NN&PTNT đều có văn bản gửi các huyện, thị và thành phố đề nghị đăng ký danh mục các DA, công trình, mô hình sản xuất đề xuất hỗ trợ theo QĐ32 làm cơ sở để xem xét phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện.

Vậy, lĩnh vực nào trong nông nghiệp cần được ưu tiên thu hút đầu tư?

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng. Vì vậy cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng công nghệ cao, chú trọng các giống cây trồng có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ; khuyến khích, hỗ trợ các dự án liên kết bao tiêu và chế biến gạo chất lượng cao.

Xây dựng phương án, giải pháp phát triển đồng bộ về giống, thức ăn, gắn với thị trường tiêu thụ, tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng chỉ dẫn địa lý các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa để thúc đẩy sản xuất nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân. Đẩy mạnh phát triển nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao kết hợp các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, BMP, CoC, ...) thân thiện với môi trường; nuôi theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, Bio-Floc… để tăng năng suất, sản lượng và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn phục vụ chế biến xuất khẩu.

Theo ông, việc cần làm nhất lúc này nhằm thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp là gì?

Theo tôi, việc cần làm nhất lúc này chính là hoàn chỉnh, bổ sung các chính sách đặc thù để thu hút các DN có điều kiện về vốn, công nghệ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để các tổ chức, DN và cá nhân yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp.

Ngoài ra, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, cản trở, khắc phục hạn chế về thị trường, về cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

HOÀNG  LOAN (Thực hiện)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top