ClockThứ Bảy, 30/03/2019 15:21

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý sản xuất nông nghiệp

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời gian qua có bước tăng trưởng đáng kể với kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 40 tỉ USD, tăng gần 10% so với năm 2017.

Xây dựng lộ trình hình thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoTăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệpNông nghiệp kỹ thuật số giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực

Kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp đạt được thời gian qua có đóng góp không nhỏ của ngành khoa học và công nghệ thông qua việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành.

Ứng dụng công nghệ ảnh vệ tinh vào quản lý

Nông dân xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi thu hoạch ngô lai. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Thực tế tại Việt Nam, sản xuất ngô đã có bước tăng trưởng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên sản lượng ngô của Việt Nam vẫn thấp và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ngô làm thức ăn gia súc với mức độ và giá trị ngày càng tăng.

Theo đó, cần đánh giá thực trạng và dự báo năng suất trong phát triển sản xuất ngô nhưng trong điều kiện sản xuất ngô manh mún, việc đánh giá chính xác thực trạng sản xuất và năng suất cây trồng theo phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Do đó, trong khuôn khổ dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu khai thác ảnh vệ tinh để đánh giá thực trạng và dự đoán năng suất cây ngô tại vùng sản xuất ngô “trọng điểm” của Việt Nam tại Sơn La và Đắc Lắc.

Dự án mang tính liên ngành, với sự tham gia của nhiều trường đại học trong lĩnh vực khoa học cây trồng, khoa học trái đất, công nghệ thông tin - thống kê sinh học nhằm khuyến các cải tiến quy trình sản xuất ngô phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Đây là dự án đầu tiên ứng dụng ảnh vệ tinh để đánh giá thực trạng sản xuất trên cây ngô và cũng là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam trong việc dự đoán năng suất cây trồng, hiện dự án đang hoàn thiện công cụ đánh giá sản xuất và dự đoán năng suất ngô để ứng dụng vào sản xuất trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, trong quản lý sản xuất nông nghiệp, Việt Nam thường quan tâm đến các giải pháp riêng lẻ như giống mới, các biện pháp kỹ thuật độc lập, do đó chưa khai thác hiệu quả công tác đánh giá thực trạng, dự báo và tiếp cận hệ thống nên hiệu quả còn thấp.

Do vậy, cần chia sẻ kinh nghiệm trong định hướng và phát triển nhóm nghiên cứu khoa học cây trồng, trong bối cảnh ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và hợp tác với nông dân và hiệp hội sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp.

Đặc biệt, liên quan đến ứng dụng công nghệ ảnh vệ tinh vào quản lý sản xuất nông nghiệp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ignacio Ciampitti, Chuyên gia cao cấp trong nghiên cứu khai thác ảnh vệ tinh trong sản xuất cây trồng, nông nghiệp chính xác, khoa học cây trồng, khuyến nông và hệ thống cây trồng của bộ môn Nông học Đại học Bang Kansas (Hoa Kỳ) cho rằng: Cùng với việc khai thác ảnh vệ tinh, dữ liệu lớn trong đánh giá sản xuất và dự báo năng suất cây ngô, đậu tương... cần chia sẻ bí quyết công nghệ như: phần mềm, mô hình, kỹ thuật khắc phục những khó khăn trong điều kiện thực tế Việt Nam để đánh giá thực trạng và dự báo năng suất ngô tại Việt Nam đạt độ chính xác cao.

Dự án góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu và quản lý sản xuất nông nghiệp, đưa Việt Nam từng bước tiếp cận với trình độ các nước tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực khai thác hình ảnh, dữ liệu ảnh vệ tinh trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, kết quả của dự án được áp dụng trong tư vấn chính sách, quản lý sản xuất ngô nói riêng, cây trồng của Việt Nam nói chung trong thời gian tới, nâng cao năng suất và trình độ quản lý sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Ứng dụng phát triển sản phẩm chủ lực

Sản phẩm quả su su của hợp tác xã rau an toàn Vĩnh Phúc đã được được in logo, đăng ký mã vạch, mã số. Ảnh: Nguyễn Thảo/TTXVN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Để từng bước đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang soạn thảo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, để tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực trong thời gian tới.

Thực tế trên thế giới, có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới mà tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu chính trị, an sinh xã hội mà mỗi quốc gia lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2018 tăng 3,86% so với năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 40 tỉ USD, tăng gần 10% so với năm 2017. Trong đó, thủy sản hơn 9 tỉ USD, tăng 8,5%, đồ gỗ và lâm sản 9.34 tỉ USD, tăng 15.7%... Đồng thời, tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 17 tỉ USD, trong đó có 5 nhóm mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỉ USD…

Kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp đạt được thời gian qua có đóng góp không nhỏ của ngành khoa học và công nghệ thông qua việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản xuất quy mô lớn, hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất.

Để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp phải đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ, tập trung phát triển chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia.

Đặc biệt, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chủ lực theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực cũng như điều kiện thực tế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực đảm bảo hội tụ các nhóm tiêu chí như: Nhóm tiêu chí về kinh tế; xã hội; môi trường; sản phẩm lợi thế ưu tiên phát triển… Theo đó, Bộ đề xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia như: Lúa gạo; cà phê; cao su; điều; hồ tiêu; chè; sâm; rau quả…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

TIN MỚI

Return to top