ClockThứ Ba, 13/12/2022 13:15

Vinh Hưng hướng đến “xã thông minh”

TTH - Cùng với xã Quảng Thọ của huyện Quảng Điền, xã Vinh Hưng (Phú Lộc) được UBND tỉnh chọn xây dựng triển khai thí điểm mô hình “ Xã thông minh”.

Vinh Hưng cần huy động nguồn lực để thực hiện các nghị quyếtXây dựng xã nông thôn mới thông minh

Vinh Hưng là một trong số ít xã ở Phú Lộc xây dựng được phòng họp trực tuyến theo quy định

Từng bước số hóa

Anh Trần Sơn Phụng, ở thôn Phụng Chánh 1, xã Vinh Hưng (Phú Lộc) cho rằng: Việc tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính (TTHC) trên hệ thống thông tin điện tử đã tạo cho hồ sơ giao dịch liên quan về đất đai, xây dựng của gia đình anh thuận tiện hơn rất nhiều. Cán bộ tiếp nhận tận tình hướng dẫn đăng ký và tiến hành số hóa hồ sơ, xử lý trên phần mềm dùng chung, có quy trình giám sát các khâu thụ lý của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), vì vậy bà con rất hài lòng...

Được huyện trang cấp trang thiết bị, chuyển giao các phần mềm dùng chung, thời gian qua, Vinh Hưng áp dụng có hiệu quả 5 phần mềm dùng chung vào hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; 100% các văn bản đều được ký số và luân chuyển trên môi trường mạng góp phần xử lý nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, kiểm soát công việc và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; 100% TTHC được số hóa và cũng 100% CBCCVC đều được trang bị máy vi tính và tương tác công vụ qua môi trường mạng.

Khảo sát cho thấy, chỉ số cải cách hành chính của xã luôn đứng ở tốp 3 dẫn đầu của huyện nhiều năm liền; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về việc giải quyết TTHC đạt trên 95%. 100% TTHC (27 TTHC) được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Quyết định 1750/QĐ - UBND của UBND tỉnh. Vinh Hưng là một trong số ít xã ở Phú Lộc xây dựng được phòng họp trực tuyến theo quy định.

Không dừng lại ở cơ quan công quyền, cơ bản các cơ sở kinh doanh trong xã đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, như sử dụng thư điện tử và ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử, hình thành 3 điểm chuyển, rút tiền. 100% văn bản phát hành được sử dụng chữ ký số và luân chuyển trên môi trường mạng. Xã cũng đã thực hiện chi trả lương 100% qua thẻ ATM cho CBCCVC và Viettel Pay cho các đối tượng trợ cấp xã hội.

Theo Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng - Nguyễn Quang Huy, các hộ gia đình đã thực hiện liên kết với các nhà mạng để đưa hệ thống cáp, mạng về tận hộ gia đình. Số lượng điện thoại thông minh trong Nhân dân đạt khoảng 65% sử dụng mạng internet và 3G, 4G. Để xây dựng thành công chính quyền điện tử, chính quyền số, nhất định phải hình thành công dân điện tử, công dân số. Địa phương tích cực tuyên truyền CBCCVC và người dân hình thành thói quen sử dụng QR trong kết nối thông tin, dịch vụ, sản phẩm, thanh toán trong giao dịch...

Đồng thuận trong chuyển đổi số

Cuối năm 2021, Đảng ủy xã Vinh Hưng ban hành Nghị quyết số 45-NQ/ĐU, ngày 31/12/2021 về chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án của UBND xã Vinh Hưng về xây dựng thí điểm mô hình xã thông minh xác định mục tiêu ứng dụng CNTT, công nghệ số (kết hợp công nghệ sinh học, công nghệ y sinh, công nghệ giáo dục...) trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số cho cộng đồng để tạo giải pháp nền móng, thiết thực giúp từng bước chuyển đổi, kiến tạo thể chế cho địa phương cấp xã trong việc thực hiện chương trình CĐS tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định, địa phương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong CĐS. Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ CĐS gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành, quản lý; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả triển khai CĐS là chỉ tiêu đánh giá của các ngành và CBCCVC.

Thực hiện đề án xã thông minh, Vinh Hưng hướng tới hoàn thành chính quyền điện tử cấp xã, xây dựng xã hội hội số và kinh tế số. Theo ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch UBND xã, riêng việc hướng tới hoàn thành chính quyền điện tử, xã đang tập trung thực hiện nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT. Trong đó, xây dựng điểm truy cập tập trung tại trụ sở UBND xã, xây dựng một số điểm phát wifi miễn phí cho người dân của xã; cử CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bổ sung chuyên môn về CNTT cho xã thông minh. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và điều hành cấp xã, hệ thống hội nghị trực tuyến, chương trình truyền thanh thông minh; tổ chức thực hiện các giải pháp, ứng dụng dịch vụ tương tác chính quyền với người dân, triển khai hệ thống báo cáo số từ xã đến huyện và tỉnh...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung
Nông dân hướng đến chuyển đổi số

Không những thành lập các chi, tổ hội nông dân (HND) nghề nghiệp, các cấp HND còn hỗ trợ hội viên, nông dân (HVND) hướng đến mô hình nông nghiệp chuyển đổi số.

Nông dân hướng đến chuyển đổi số
Ứng dụng dịch vụ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh

Ngày 12/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu ứng dụng dịch vụ nông thôn thông minh để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh với đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế" do Hợp tác xã Nông nghiệp Số chủ trì thực hiện.

Ứng dụng dịch vụ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh
ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
Return to top