ClockThứ Sáu, 28/07/2017 05:16

Vườn Quốc gia Bạch Mã: Trung tâm nhân giống sao la đầu tiên

TTH - Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm trung tâm nhân giống sao la (SL) đầu tiên trên thế giới nhằm cứu loài động vật quý hiếm này.

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được các nhà nghiên cứu ví như loài “kỳ lân”, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Sao la được phát hiện năm 1999 tại Dương Hòa (ảnh WWF)

Cá thể rất hiếm

Sau một thời gian dài tưởng chừng như đã tuyệt chủng thì một cá thể SL lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1992 trong một chuyến khảo sát tại Vườn Quốc gia Vũ Quang do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên phối hợp với các bộ, ngành triển khai. Sau những nỗ lực tìm kiếm, cũng trong năm 1992 tiếp tục phát hiện thêm 20 cá thể SL. Các chuyên gia, nhà khoa học khi ấy khẳng định, SL là loài động vật quý hiếm nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại trong những khu rừng tự nhiên của dãy Trường Sơn.

Mãi đến năm 1999, tại thôn Hộ, xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy), người dân phát hiện một cá thể SL đực nặng 52kg. Cùng thời điểm, tại xã Hương Nguyên (A Lưới) xuất hiện một cá thể cái nặng 80kg đang mang thai. Cũng tại khu vực xã Hương Nguyên sau đó 1 năm tiếp tục phát hiện thêm một cá thể SL có trọng lượng 10 kg. Sự xuất hiện của loài SL đánh “dấu mốc” quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm loài động vật quý hiếm này; không chỉ góp phần đa dạng sinh học tại Thừa Thiên Huế, trên dãy Trường Sơn mà còn cả thế giới.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin, trong những năm 1996-1997, chi cục phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện hàng trăm đợt khảo sát nhằm xác định sự phân bố của loài SL trên địa bàn tỉnh. Qua một số công nghệ tìm kiếm, khảo sát và tìm dấu vết cho thấy, loài SL vẫn còn tồn tại trong những khu rừng tự nhiên trên địa bàn 19 xã thuộc các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền và thị xã Hương Thủy, Hương Trà.

Từ những nỗ lực tìm kiếm và kết quả đáng ghi nhận, cách đây gần 4 năm (cuối 2013), UBND tỉnh quyết định thành lập Khu Bảo tồn SL với diện tích hơn 15,5 ngàn ha. Mục tiêu của khu bảo tồn không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ sự sống của loài SL quý hiếm này, mà còn bảo tồn, phát huy sự đa dạng sinh học của những cánh rừng tự nhiên. Quá trình bảo tồn loài SL, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm hai loài thú móng guốc là mang lớn và mang Trường Sơn...

Kể từ lần cuối phát hiện thêm một cá thể SL bị người dân bắt giữ vào năm 2010 và chết sau đó 1 tuần, đến nay các nhà nghiên cứu, cũng như người dân chưa ghi nhận trực tiếp sự xuất hiện của loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này trong tự nhiên. Các chuyên gia, nhà khoa học chỉ phát hiện SL thông qua các hoạt động bẫy ảnh, theo đó phát hiện một số cá thể sinh sống tại các khu rừng ở Lào và Việt Nam. Gần nhất là vào năm 2013, Tổ chức Thiên nhiên Quốc tế (WWF) phát hiện SL tại miền Trung –Việt Nam thông qua hoạt động bẫy ảnh.

Sao la được phát hiện năm 1999 tại xã Hương Nguyên (ảnh WWF)

Nhân giống để bảo tồn

Đến nay, cơ quan chức năng, các nhà khoa học vẫn chưa có số liệu thống kê, xác định số lượng cụ thể của loài SL đang tồn tại trong tự nhiên. Nạn săn bắt thú khiến SL dính bẫy, bị tiêu diệt nên số lượng được phỏng đoán chỉ còn chừng vài chục cá thể, tập trung nhiều nhất tại các khu rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc VQGBM thông tin, trước yêu cầu bức bách, Nhóm Các nhà Nghiên cứu SL (SWG) thuộc Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thiết lập chương trình nhân giống SL đầu tiên trên thế giới tại VQGBM. Đây không chỉ là vinh dự lớn đối với VQGBM mà còn là cơ hội trong việc bảo tồn loài động vật quý hiếm này, góp phần đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Trước mắt là phải tìm kiếm bằng được SL mới tính đến chuyện nhân giống; đây là nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền và người dân địa phương. Khó khăn lớn nhất là loài SL rất khó tiếp cận, ở trong những khu rừng sâu, số lượng lại rất ít. Điều này đòi hỏi sự xác định, thăm dò, khoanh vùng và các giải pháp phát hiện một cách hiệu quả, chính xác.

Ông William Robichaud, điều phối viên Nhóm Các nhà Nghiên cứu SL cho rằng, dù khó đến mấy cũng phải triển khai thực hiện nhằm cứu SL trước nguy cơ tuyệt chủng. Công việc nhân giống cần phải khẩn trương và bắt tay thực hiện ngay từ đầu năm 2018. Kế hoạch này cần sự hợp tác, tương trợ giữa các tổ chức trong và ngoài nước. Ông William Robichaud tỏ ra lạc quan, cho rằng việc bảo tồn, nhân giống SL là điều hoàn toàn có thể nếu thật sự tâm huyết và nỗ lực.

Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF Việt Nam tin tưởng, với tâm huyết, trách nhiệm của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước, hy vọng loài SL sớm được phát hiện và nhân giống trong thời gian sớm nhất.  Ngoài nỗ lực của các chuyên gia, thông qua công nghệ hiện đại, cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ từ phía người dân sở tại trong việc phát hiện SL.

Khi phát hiện loài động vật dài trung bình 1,5m, cao gần 1m; lông màu nâu sẫm, sừng dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau.. thì người dân cần báo với cơ quan chức năng.

Bài: Hoàng Triều; Ảnh: WWF

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy, các đơn vị y tế đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao năng lực đội ngũ, phát triển kỹ thuật cao, chuyển đổi số... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. “Bức tranh toàn cảnh” ngành y tế dần định hình rõ nét với mục tiêu xứng tầm khu vực.

Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top