Thế giới

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

ClockThứ Bảy, 30/11/2024 08:59
Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ và Ấn Độ dẫn đầu G20 trong hành động vì khí hậu

Nga hiện đang vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới, Akademik Lomonosov, từ tháng 12/2019. Được trang bị hai lò phản ứng KLT-40S, nhà máy có công suất 70 MW điện và 300 MW nhiệt, cung cấp năng lượng cho khu vực Bắc Cực. Nga còn có kế hoạch xây dựng thêm năm nhà máy nổi phục vụ các mỏ dầu khí của Gazprom tại vùng Bắc Cực.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển ACPR50S với công suất 60 MW, nhằm cung cấp năng lượng cho các giàn khoan dầu và đảo dọc bờ biển phía Đông. Dự kiến nước này sẽ xây dựng tới 20 nhà máy điện hạt nhân nổi trong tương lai.

Dự án mới của Westinghouse và CORE POWER sử dụng lò phản ứng micro eVinci, có thể hoạt động liên tục 8 năm không cần nạp nhiên liệu. CEO CORE POWER Mikal Boe nhấn mạnh việc kết hợp công nghệ hạt nhân tiên tiến với quy trình sản xuất tại nhà máy đóng tàu sẽ giúp triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Nhà máy điện hạt nhân nổi mang lại nhiều lợi thế độc đáo như tính cơ động và khả năng cung cấp năng lượng cho vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, công nghệ này cũng đặt ra những thách thức về môi trường và an toàn do phải đối mặt với điều kiện biển và rủi ro tai nạn.

Mỹ từng vận hành nhà máy điện hạt nhân nổi MH-1A từ 1967 đến 1976. Với thỏa thuận mới công bố, nước này đang quay trở lại cuộc đua công nghệ đầy tiềm năng, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng sạch toàn cầu.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác toàn cầu về điều phối giao thông vũ trụ

Theo Tờ Reuters ngày 2/12, sự gia tăng nhanh chóng của các vệ tinh và rác vũ trụ sẽ khiến quỹ đạo Trái đất tầm thấp không thể sử dụng được, trừ khi các công ty và quốc gia hợp tác và chia sẻ dữ liệu cần thiết để quản lý khu vực không gian này.

Thúc đẩy hợp tác toàn cầu về điều phối giao thông vũ trụ
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top