ClockThứ Bảy, 28/02/2015 04:24

An Hòa và vóc dáng đô thị

TTH - Dẫu vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng nếu nhìn lại quãng đường mới gần 10 năm thành lập, đã thấy một vóc dáng đô thị An Hòa.

Bước chuyển mình

Hơn 10 năm trước, khi nhắc đến xã Hương Sơ, nhiều người nghĩ đến một vùng đất trũng thấp, có nhiều hộ dân sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống người dân chưa được cải thiện do hệ thống điện, nước, dịch vụ công cộng chưa được quan tâm đầu tư; tốc độ phát triển đô thị còn ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, vài năm lại đây, diện mạo đô thị trẻ đang dần định hình, là cơ hội để phường thu hút đầu tư, tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế- xã hội.

Một góc đô thị An Hòa hôm nay

Nhà cao tầng, cửa hàng, cửa hiệu ở hai bên đường Nguyễn Văn Linh tạo cho An Hòa hôm nay một dáng vẻ của một đô thị hiện đại. Rẽ sang đường Lý Thái Tổ - tuyến đường trung tâm huyết mạch của phường An Hòa, các khu dân cư mới khang trang với nhiều nhà cao tầng san sát, môi trường sống thoáng đãng, sạch đẹp, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu phát triển dân sinh khá đầy đủ.

Với vai trò quan trọng của địa bàn cửa ngõ phía Bắc TP Huế, tranh thủ các nguồn lực cộng với sự nỗ lực tự thân, phường An Hòa đã đầu tư tích cực trong kết cấu hạ tầng. Từ một phường thuần nông, đến nay các hộ có diện tích đất nằm trong quy hoạch đã chuyển đổi sang làm thương mại - dịch vụ. Từ đó góp phần tăng thu ngân sách với mức tăng bình quân hằng năm từ 10 - 20%.

Thống kê cho thấy, giá trị khối lượng xây dựng cơ bản trên địa bàn 5 năm qua ước đạt gần 26 tỷ đồng với các công trình được triển khai thi công như: Trường THCS Nguyễn Cư Trinh, Trạm y tế, Trường TH An Hòa... Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh khá đa dạng, từ chỗ chỉ có vài chục hộ kinh doanh, đến nay đã có cả trăm hộ kinh doanh thương mại-dịch vụ và hàng chục doanh nghiệp.

Tập trung giải quyết việc làm

Trong câu chuyện đầu năm, Chủ tịch UBND phường An Hòa - Trần Văn Tuấn cho biết, đã cơ bản hoàn tất việc giải phóng mặt bằng đường Lý Thái Tổ cho dự án mở rộng cửa ngõ phía Bắc (với 260/265 hộ trong diện giải tỏa đã bàn giao mặt bằng). Để hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ đề ra là cả quá trình phối hợp đồng bộ, quyết liệt từ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đến người dân.

Từ năm 2010 đến nay, TP Huế đã trích ngân sách 5,6 tỷ đồng cho phường An Hòa nâng cấp, mở rộng và bê tông hóa tuyến đường ở các tổ. Lắp đặt 5,6 km điện chiếu sáng công cộng và xây dựng 1.640m điện hạ áp.

Để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân khi di dời giải tỏa, cùng với việc tiến hành áp giá đền bù nhà cửa một cách thoả đáng, các cấp chính quyền liên quan đã ban hành hàng loạt chính sách có tính ưu đãi đặc biệt cho bà con. Ví như, hỗ trợ giá đất chênh lệch 450.000 đồng/m2 đối với các hộ dân đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến giáp địa giới thị xã Hương Trà, hỗ trợ khối lượng đắp đất với những hộ không đủ điều kiện đền bù; đồng thời giảm một số thủ tục hành chính để giúp người dân cấp phép xây dựng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có thể nói, An Hòa hôm nay đã thay đổi về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng cuộc sống của người dân, xứng tầm một phường mới của TP Huế. Đặc biệt, từ khi triển khai Dự án mở rộng đường Lý Thái Tổ, sự xuất hiện của nhiều khối nhà cao tầng ở tuyến đường này càng làm cho bộ mặt phường sáng hơn. Về đêm, ánh đèn điện tỏa sáng trên các tuyến đường làm cho đô thị càng thêm lung linh. Hàng nghìn công nhân ở Cụm công nghiệp An Hòa trở về sau một ngày lao động làm phố phường nhộn nhịp hơn. Ông Trần Hồng – Tổ trưởng tổ 4, khu vực 2 phường An Hòa thổ lộ: “Những thay đổi đó có sự đóng góp không nhỏ của người dân, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất để nâng cấp, mở rộng tuyến đường ở các khu dân cư. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng cũng được quan tâm lắp đặt khiến việc sinh hoạt, đi lại của người dân thuận tiện hơn.”

Trong quá trình đô thị hóa, có khoảng 10ha đất nông nghiệp của An Hòa được chuyển sang phục vụ các dự án về đô thị. Trước tình hình này, nhiều người dân chủ động chuyển đổi ngành nghề sang sản xuất, kinh doanh dịch vụ như: mộc dân dụng, gò hàn, cơ khí, cửa hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng... Một số hộ tìm các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: trồng nấm, cây cảnh, trồng hoa, mang lại giá trị cao. “Định hướng của địa phương trong nhiệm kỳ tới là rà soát, nắm chắc qui hoạch và sử dụng quỹ đất hợp lý; đồng thời tập trung giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Đây là trách nhiệm rất lớn của địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân vừa thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục giữ vững quốc phòng an ninh”, ông Võ Văn Quang, Bí thư Đảng ủy phường An Hòa nói.

Bài, ảnh: Hoài Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn

Sáng 18/12, Công an huyện A Lưới cho biết, đang phối hợp với Phòng CSGT công an tỉnh điều tra làm rõ vụ tai nạn lật xe đầu kéo trên đeo A Co (huyện A Lưới) khiến tài xế tử nạn.

Lật xe đầu kéo, tài xế tử nạn
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khá cao so với trung bình chung của cả nước. Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 59,7% kế hoạch. Song, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công đến cuối năm nay là thách thức không nhỏ với các ban ngành, chủ đầu tư.

Tăng tốc trên các công trình trọng điểm

TIN MỚI

Return to top