ClockThứ Tư, 30/06/2021 16:21

Bàn giao 100% mặt bằng tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTH.VN - Đó là thông tin tại hội nghị trực tuyến do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào ngày 30/6 tại tỉnh Ninh Bình dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Tại Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phan Quý Phương và đại diện lãnh đạo sở, ngành, địa phương đến dự.

Nỗ lực đưa cao tốc Cam Lộ - La Sơn về đích cuối năm 2021Những câu hỏi trong việc thi công gói xây lắp XL6 cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Dự án (DA) đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế do Ban quản lý (BQL) DA đường Hồ Chí Minh làm chủ đầu, dài 98,35km được khởi công vào tháng 9/2019 với kinh phí khoảng 7.669 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Điểm đầu (Km 0) của tuyến thuộc địa phận (xã Cam Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị) và điểm cuối (Km 102+200) thuộc địa phận (xã Lộc Sơn, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế); riêng đoạn qua tỉnh qua Thừa Thiên Huế là 62,5km.

Tăng tốc thi công cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua địa bàn TX Hương Trà

Đại diện lãnh đạo BQL DA đường Hồ Chí Minh thông tin, toàn tuyến cao tốc này gồm 11 gói thầu, trong đó đoạn qua Thừa Thiên Huế có 8 gói, đến nay đã thi công hơn 54% khối lượng công việc, gồm các cây cầu trên tuyến đã xong phần hạ bộ và lao dầm, phần nền thông thường gần như hoàn thành, phần nền đắp phấn đấu xong trong tháng 7 tới và phấn đấu hoàn thành cơ bản toàn tuyến vào cuối năm 2021.

Một “điểm nghẽn” lâu nay theo BQL DA là thiếu nguồn đất đắp đường. Toàn tuyến qua địa bàn Thừa Thiên Huế khoảng 2,3 triệu m3; trong đó, gói thầu số 5 và 6 phía bắc thuộc huyện Phong Điền cần khoảng 1,9 triệu m3; gói thầu số 7, thuộc thị xã Hương Trà còn khoảng 0,4 triệu m3. Tuy nhiên, thời điểm này cơ bản được giải quyết vì địa phương hiện có 18 mỏ đất còn thời gian hoạt động và cho phép thêm 8 mỏ tăng công suất khai thác phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng. Sở Tài nguyên Môi trường đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 9 vị trí mới theo quy hoạch; lựa chọn một số đơn vị để cấp phép thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp... là điều thuận lợi để tuyến cao tốc khắc phục tình trạng thiếu hụt đất san lấp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Phan Quý Phương, đánh giá DA cao tốc Cam Lộ-La Sơn là công trình trọng điểm của quốc gia và Thừa Thiên Huế có vai trò quan trọng trong việc giải quyết "nút thắt" hạ tầng giao thông và giảm tải cho QL1A qua miền Trung. Với nỗ lực của chính quyền địa phương, đến thời điểm này, công tác GPMB đã bàn giao 100% (66,4/66,4km). Trên cơ sở đó, mong rằng BQL DA đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu đẩy nhanh tiến đưa DA về đích theo kế hoạch đề ra vào cuối năm 2021.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự và chỉ đạo hội nghị.

Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên
PHÁT BIỂU KẾT LUẬN CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu kết luận Hội nghị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

PHÁT BIỂU KẾT LUẬN CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII

TIN MỚI

Return to top