ClockThứ Tư, 24/04/2019 18:19

Ban giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ- La Sơn vào tháng 10/2019

TTH.VN - Chiều 24/4, đoàn công tác của Bộ GTVT và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bàn giao mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn.

Triển khai cắm mốc dự án cao tốc Cam Lộ - La SơnCắm mốc giải phóng mặt bằng đường cao tốc Cam Lộ - La SơnQuốc hội khảo sát tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Tại buổi làm việc

Làm việc với đoàn có các ông: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện các sở, ngành, địa phương.

Dự án đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn có chiều dài hơn 90km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh dài hơn 62km thuộc các huyện thị Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc. Dự án với tổng mức đầu tư hơn 7.700 tỷ đồng, trong đó GPMB hơn 430 tỷ đồng.

Theo Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, trên tuyến sẽ xây dựng 5 nút giao liên thông, 9 nút giao trực thông, 60 hầm chui dân sinh. Đến nay, ban quản lý dự án đã bàn giao tim tuyến toàn bộ dự án và cọc GPMB trên 54km, chỉ còn đoạn từ km61-69 thuộc địa bàn TX Hương Trà là chưa bàn giao do có điều chỉnh tuyến do đi qua khu mỏ của nhà máy xi măng Luks.

Công tác đo đạc địa chính đến ngày 20/4 đã đạt 90% khối lượng, đã bàn giao cho địa phương. Ban QLDA và các ngành liên quan cũng như các địa phương đã triển khai công tác thỏa thuận xây dựng các hạng mục cầu vượt, hầm chui và mỏ cấp vật liệu. Tổng số hộ dân bị di dời ảnh hưởng TĐC là 204 hộ và hơn 1.050 ngôi mộ .

Các địa phương cắm mốc bàn giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, đã giao Sở GTVT, UBND tỉnh thống nhất với Ban QLDA về công tác dịch tuyến, điểm đấu nối ở La Sơn, giao mốc cố định cho địa phương để sớm triển khai GPMB. Những vấn đề liên quan đến địa phương bí thư yêu cầu xem lại hệ thống hạ tầng như đường gom, cống chui, thoát nước, thủy lợi… để điều chỉnh phù hợp.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu đây là công trình trọng điểm quốc gia nên các địa phương tích cực cần phối hợp sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, chú trọng công tác kiểm kê, tái định cư, vận động người dân để thực hiện công tác bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, muộn nhất vào cuối tháng 10/2019 phải hoàn thành.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó
Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công

Gấp rút thi công các hạng mục cần thiết trước mùa mưa bão là không khí chung tại hầu hết các dự án đầu tư công trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tiến độ thực hiện các thủ tục giải ngân trong thời gian tới.

Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công
Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II:
Tháo gỡ mặt bằng, điều chỉnh dự án

Nhiều “công trình xanh” thuộc Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II - tiểu dự án Thừa Thiên Huế (DA Đô thị xanh) đã “về đích”, góp phần mang lại diện mạo mới cho đô thị Huế. Để triển khai các bước tiếp theo của DA, Ban QLDA đề xuất UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh một số hạng mục, công trình...

Tháo gỡ mặt bằng, điều chỉnh dự án

TIN MỚI

Return to top