ClockThứ Sáu, 27/05/2022 13:12

Bộ GTVT: Còn 9 dự án đầu tư hạ tầng giải ngân chưa đạt tiến độ

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các ban quản lý dự án, chủ đầu tư cần quyết liệt tập trung xác định nhu cầu giải ngân vốn đầu tư công ở từng dự án.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi kinh tếTăng tốc giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thôngThành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Giao thông Vận tải sẽ đốc thúc các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ở dự án. (Ảnh: Huy Hùng/Vietnam+)

Tính đến ngày 25/5, vẫn còn 9 dự án do Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư có kết quả giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu.

Các dự án này chia làm 3 nhóm đó là chậm giải ngân do lựa chọn nhà thầu chậm (2 dự án) gồm kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (Ban quản lý dự án 2); dự án Tân Vạn-Nhơn Trạch (Ban quản lý dự án Mỹ Thuận). Giải ngân chậm do hoàn thiện hồ sơ nội nghiệp là dự án đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất do Ban quản lý dự án Mỹ Thuận quản lý.

Dự án chậm giải ngân do tiến độ thi công chưa đáp ứng yêu cầu (6 dự án) gồm Diễn Châu-Bãi Vọt do Ban quản lý dự án 6 quản lý; (2 dự án thuộc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Mỹ Thuận-Cần Thơ, tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên), Quốc lộ 279B-Sở Giao thông Vận tải Điện Biên quản lý, Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu-Ba Đa do Sở Giao thông Vận tải Hà Nam quản lý, dự án Quốc lộ 15-Tiểu dự án 3 do Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa quản lý.

Để đảm bảo phân bổ, giải ngân hết kế hoạch năm 2022 được giao, Vụ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các chủ đầu tư, ban quản lý dự án xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho tất cả các dự án khởi công mới; kế hoạch phải cụ thể theo các mốc tiến độ hoàn thiện thủ tục, thực hiện đầu tư bao gồm dự kiến nhu cầu sử dụng vốn năm 2022 tương ứng với các mốc tiến độ, sớm trình lãnh đạo Bộ chấp thuận, làm cơ sở đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện với từng dự án và điều hành tổng thể kế hoạch vốn đầu tư năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao.

“Chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thực hiện; rà soát, đề xuất nhu cầu bổ sung kế hoạch năm 2022 cho các dự án đang thực hiện từ nguồn vốn kế hoạch năm 2022 chưa phân bổ của bộ và phải bảo đảm giải ngân hết kế hoạch năm 2022 sau khi điều chỉnh,” lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Đối với các dự án khởi công mới, có dự kiến sử dụng kế hoạch vốn năm 2022 nhưng đến nay chưa hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, các đơn vị căn cứ tiến độ hoàn thiện thủ tục và kết quả rà soát lại nhu cầu sử dụng vốn trong năm 2022 để đề xuất điều hòa, điều chỉnh lại từ kế hoạch năm đã giao cho các dự án khác của đơn vị.

Theo kế hoạch các chủ đầu tư/ban quản lý dự án đăng ký, trong tháng 6/2022, Bộ Giao thông Vận tải phải giải ngân khoảng 3.950 tỷ đồng; lũy kế tới hết tháng 6/2022 giải ngân 19.030 tỷ đồng, đạt khoảng 37,9% kế hoạch Thủ tướng giao và 44% kế hoạch Bộ trưởng Giao thông Vận tải giao.

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết để đạt được mục tiêu trên, lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân tại các dự án có kế hoạch còn lại lớn, đặc biệt là tại các dự án trọng điểm, các dự án phải hoàn thành trong năm 2022 như cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 (cần giải ngân 1.740 tỷ đồng); cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ (140 tỷ đồng); dự án sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất (160 tỷ đồng); các dự án đường sắt cấp bách (174 tỷ đồng); cao tốc Tân Vạn-Nhơn Trạch (370 tỷ đồng); dự án Kết nối Tây Nguyên (126 tỷ đồng)…

Theo vietnamplus.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Cổng đá Xử lý Tường bị thấm nước triệt đểTấm cót tre trang trí
Return to top