ClockThứ Hai, 28/01/2019 16:54

Các thanh đồng trên cầu đi bộ sông Hương sẽ trở về màu nguyên thủy theo thời gian

TTH.VN - Đó là khẳng định của Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Koica Nguyễn Việt Bằng trước lo lắng về hiện tượng màu không đồng đều ở các lan can đường đi bộ gỗ lim trên sông Hương.

Cầu đi bộ lát gỗ lim nhộn nhịp trước ngày khánh thànhLộ diện hình hài tuyến đường lát gỗ lim trên sông Hương

Sau gần nửa tháng đưa vào sử dụng, đường đi bộ trên sông Hương (Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Tổ chức Koica) nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Số lượng khách đến tham quan, dạo bộ trên tuyến đường này ngày càng đông. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, một số thanh đồng lắp ráp trên đường đi bộ xuất hiện vết loang không đều màu gây ra sự lo lắng.

Khách du lịch quốc tế dạo bộ đường đi bộ trên sông Hương 

Lý giải về nguyên nhân này, Phó Giám đốc Ban quản lý DA Koica, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế, ông Nguyễn Việt Bằng cho rằng, số lượng đồng thi công ở phần lan can được nhập khẩu đồng lá từ Hàn Quốc với trên 4.000 thanh, nặng khoảng 7 tấn, sau đó gia công dập lại thành từng thanh và đưa ra lắp đặt. Trước khi đưa về Việt Nam, phía Hàn Quốc đã thẩm định chất lượng với hàm lượng đồng chiếm 70%, còn lại là các hợp chất như kẽm, măng gan… Vì vậy, các thanh đồng khi lắp đặt ngoài trời sẽ trở về màu đồng nguyên thủy đó là màu nâu sẫm chứ không phải vàng tươi. Song, do khối lượng thanh đồng lớn, trên 4.000 thanh nên quá trình lắp đặt kéo dài, thanh trước thanh sau dẫn đến các thanh đồng không đồng đều màu.

Ông Bằng khẳng định, theo thời gian, số lượng thanh đồng trên can lan cầu sẽ trở về màu đồng nguyên thủy và sẽ đồng màu như nhau. Hiện, UBND TP. Huế cũng đã ban hành quy chế quản lý vận hành tạm thời đường đi bộ và giao cho Trung tâm Công viên cây xanh Huế phụ trách, có nhiệm vụ quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trên khuôn viên cầu.

Theo thời gian, các thanh đồng sẽ trở về màu đồng nguyên thủy và đồng màu như nhau

Với tổng kinh phí xây dựng gần 53 tỷ đồng, dự án (DA) đường đi bộ trên sông Hương được khởi công từ tháng 12/2017 và hoàn thành cuối tháng 11/2018, bao gồm các hạng mục xây dựng bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, đường dạo, bãi đỗ xe, trong đó điểm nhấn là cầu đi bộ trên sông Hương với kết cấu bằng bê tông cốt thép. Trong đó, sàn cầu lát bằng gỗ lim, lan can bằng đồng, cầu có chiều dài khoảng 450m, rộng 4m với diện tích trên 2.400m2.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành, trước khi phê duyệt bản vẽ kiến trúc của DA, UBND TP và Ban quản lý Koica, các đơn vị tư vấn Hàn Quốc đã thống nhất xây dựng đường đi bộ phải giải quyết được hai vấn đề lớn, phức tạp đó là đưa ra giải pháp kỹ thuật tối ưu của đường đi bộ khi đi qua cầu Phú Xuân, (do không thể làm cầu nối vượt cầu và đường hầm); đồng thời không làm phá vỡ, ảnh hưởng đến công trình kiến trúc “Thủy tạ” tại 11 Lê Lợi. Thứ hai là tạo điểm nhấn cảnh quan, nghệ thuật, không gian mở hơn cho tuyến đi bộ vào tạo thêm điều kiện để người dân, du khách tiếp cận gần hơn với dòng sông Hương.

Theo như kiến trúc DA, đường đi bộ sau khi hoàn thành đã đáp ứng được các nhu cầu đề ra, tạo thêm cho Huế một địa điểm tham quan, nghỉ mát, dạo bộ và ngắm dòng Hương của người dân và du khách. Kết hợp với DA, TP đã nỗ lực dành một phần ngân sách để đầu tư, chỉnh trang hệ thống các công viên Tứ Tượng, Lý Tự Trọng, sân trước Bia Quốc Học, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đường đi bộ dọc bờ sông Hương với tổng kinh phí 25 tỷ đồng, tạo chuỗi liên hoàn cho không gian xung quanh hai bờ sông Hương khu vực phía Nam TP.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Return to top