ClockThứ Tư, 12/01/2022 05:38

“Chìa khóa” gỡ khó tiến độ cho dự án

TTH - Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ một đề án “đặc biệt” - thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC), giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án (DA) độc lập. Thông tin này đã thu hút nhiều người quan tâm bởi nó được kỳ vọng tháo “điểm nghẽn” làm chậm tiến độ các DA đầu tư công.

Công trình trọng điểm nguy cơ chậm tiến độSẽ xử phạt các nhà thầu vi phạm hợp đồng, thi công chậm tiến độĐẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá

Đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn chậm tiến độ theo kế hoạch cũng có nguyên nhân khâu giải phóng mặt bằng

Từ nhiều năm nay, nhiều DA triển khai, khâu GPMB luôn tạo “điểm nóng” phức tạp làm chậm tiến độ, hoặc kéo dài qua nhiều năm. Theo Bộ KH&ĐT, với các DA đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, năm 2020 có gần 1.900 DA chậm tiến độ, trong đó có 1.100 DA gặp vướng mắc do công tác GPMB. Những năm trước đó, GPMB cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ của nhiều DA. Năm 2021 chuyện giải ngân vốn đầu tư công tại nhiều bộ, địa phương chậm thì ngoài ảnh hưởng dịch COVID-19 cũng do việc GPMB là một trong những nguyên nhân cản tiến độ.

Tại Thừa Thiên Huế, nhiều DA chậm tiến độ vì vướng mắc khâu GPMB rất dễ kể tên, như cầu Vân Dương, đường cứu hộ cứu nạn Phong Điền - Điền Lộc, Khu TĐC Lịch Đợi giai đoạn 3, đường Phú Mỹ - Thuận An...; thậm chí có những DA đã khởi công gần 10 năm trước hiện vẫn “án binh bất động”, như: Khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế kết hợp với khu đô thị cao cấp Cồn Sơn (Phú Thuận, Phú Vang); DA Khu dịch vụ cao cấp Tam Giang (Thuận An, TP. Huế)...

Thực tế khi đề cập câu chuyện việc tách riêng công tác GPMB ra khỏi DA tổng thể, lâu nay chưa có DA nào ở Thừa Thiên Huế triển khai, nhưng đã xuất hiện ở các tỉnh, thành khác. Đơn cử như DA xây dưng sân bay Long Thành (Đồng Nai) được cấp có thẩm quyền quyết định tách riêng công tác GPMB và được triển khai thực hiện trước. Hiện tại, dù chưa giải quyết hết các vướng mắc nhưng phải thừa nhận, nhờ tách phần GPMB ra khỏi tổng thể DA mà tiến độ GPMB của “ông lớn” này đã đạt nhiều dấu ấn quan trọng và nhanh so với quy mô với diện tích cần GPMB lên đến 5.000ha. Tất nhiên không thể so sánh với “ông lớn” như sân bay Long Thành, vì đây là DA trọng điểm quốc gia được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm giải quyết nhanh khi có vướng mắc. Thế nhưng qua DA này, điều dễ nhận thấy việc tách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB ra khỏi DA đầu tư mà Bộ KH&ĐT đang trình Chính phủ xem xét là một hướng khá khả thi, hiện được nhiều đại biểu Quốc hội tán thành.

Lãnh đạo Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh nhận định, đề án “đặc biệt” này giúp phân định, làm rõ trách nhiệm của từng cấp liên quan trong việc GPMB của DA, xác định đúng chủ thể liên quan trong việc áp dụng các chế tài xử lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, linh hoạt của các ngành, các cấp. Theo đó, sẽ tạo điều kiện triển khai GPMB ngay sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các DA có phạm vi sử dụng đất rõ ràng, rút ngắn thời gian hoàn thiện DA, giảm chi phí có thể phát sinh sau khi DA được phê duyệt chủ trương đầu tư, hạn chế việc điều chỉnh DA… Đây được xem là cơ chế đột phá, xuất phát từ thực tiễn và góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, hỗ trợ cho tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Rất mong đề án trên sớm được cụ thể hóa, triển khai nhân rộng và có điều chỉnh phù hợp nhằm tiến đến gỡ bỏ hoàn toàn những rào cản về GPMB cho các DA trong thời gian đến.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top