ClockThứ Bảy, 29/04/2023 10:35

Chú trọng dịch vụ logistics

TTH - Vùng đông cực nam của tỉnh, nơi có Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (KKT CM-LC) hội đủ những tiềm năng và lợi thế vốn hiện đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn liên vùng khu vực miền Trung.

Logistics xanh - hướng đi mới để phát triển bền vữngLogistics & công nghiệp xuất khẩu xứng tầm

leftcenterrightdel
 Một góc cảng Chân Mây

Những làng cát hấp dẫn

Chiều - những vệt nắng hắt dài qua con đường nối từ QL1A ra cảng Chân Mây. Xe tải lớn, nhỏ ra vào rộn rã. Khi bon bon xe trên tuyến này, ký ức chợt ùa về. Những làng quê nghèo từng cát bay, cát nhảy bây giờ hầu như nằm trọn trong KKT CM-LC đã đổi thay.

Dấu ấn rõ nét nhất là những tuyến giao thông dọc ngang giờ kết nối với các trục lớn QL1A và cao tốc Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan... đã hoàn chỉnh. Hai bên tuyến đường này tọa lạc không ít các doanh nghiệp, tập đoàn có thương hiệu lớn, như Banyan Tree của Singapore, Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group), Dầu khí Quốc gia Việt Nam và nhiều công ty, như Billion Max, Sunjin AT&C (Hàn Quốc), Nakamoto (Nhật Bản)... 

Từ đây xuôi ra khu vực cảng Chân Mây- không gian nơi đây không còn hoang vắng như cảm nhận của tôi cách đây 2 thập niên với đầy phi lao, cát trắng và sóng biển tựa núi.

Bà Hồ Hoàng Thy, Phó Giám đốc Công ty CP Cảng Chân Mây chia sẻ, những năm gần đây cảng đã đổi thay nhiều. Cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), việc nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng bến, bãi trước sự quá tải trong vận chuyển hàng hóa đã được đẩy nhanh đúng tiến độ. Từ bến số 1 hoạt động tổng hợp ban đầu, đến thời điểm này, bến số 2 và 3 đã hoàn thành, có khả năng đón tàu có trọng tải đến 50.000DW, nâng công suất khai thác tại cảng lên 6 triệu tấn/năm. Đây là yếu tố thuận lợi trong hoạt động SXKD vận tải hàng hóa, hành khách du lịch tại cảng Chân Mây.

Lãnh đạo Ban quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh thông tin, đến thời điểm này, KKT CM-LC ở vùng đông có 56 dự án (DA) đã, đang, chuẩn bị đi vào hoạt động SXKD, với tổng vốn đầu tư hơn 81 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 13 DA vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký khoảng 3.187 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 4.100 lao động.

Mới đây, ông Trương Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Western Pacific khi đặt chân đến KKT CM-LC thừa nhận, ở Việt Nam ít nơi nào có tiềm năng thuận lợi phát triển công nghiệp du lịch, dịch vụ biển như ở đây. Với con mắt tinh tường, tâm huyết của một nhà kinh doanh chuyên nghiệp có kinh nghiệm, thiện chí trong hoạt động công nghiệp, du lịch tầm quốc tế, ông Hưng chiếm được lòng tin của lãnh đạo địa phương, được cấp phép đầu tư tại KKT CM-LC về lĩnh vực công nghiệp, thương mại nhà ở và hạ tầng logistics để tạo thêm dấu ấn mới cho vùng đông.

Theo ông Trần Nguyễn Minh Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, trước những đột phá của KKT CM-LC ở vùng đông, hiện nay chính quyền sở tại tích cực kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát, đầu tư, triển khai các DA vệ tinh phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Tìm sự khác biệt

Năm 2023, Thừa Thiên Huế nỗ lực thu hút thêm 13-15 DA thuộc lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển và xây dựng thêm bến số 4, 5 và 6 cảng Chân Mây với khả năng đón tàu trọng tải lên đến 70.000 tấn; đầu tư kinh doanh hạ tầng, chế biến công nghiệp và một số DA thứ cấp với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3.000- 4.000 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ các thủ tục về quy hoạch, đất đai, môi trường cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai DA hiện có...

Theo đánh giá từ chuyên gia kinh tế, KKT CM-LC có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, công nghiệp ở vùng đông, nhưng hiện vẫn thiếu nhà đầu tư lớn mang vai trò dẫn dắt và những DA mang tính động lực, đột phá, nhất là các DA vốn FDI.

Nhớ lại hội nghị tiếp cận kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế vào KKT CM-LC vào cuối năm 2022, chúng tôi đã nghe lãnh đạo địa phương khá tâm huyết nhận định rõ những mặt ưu và khuyết ở vùng đông này.

Trong hội thảo đánh giá đồ án quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế hướng đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065, tổ chức đầu tháng 4/2023, ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương nêu, KKT CM-LC là khu vực đầy tiềm năng gồm biển, cảng hiện kết nối hành lang kinh tế đông tây, đường 9 Nam Lào và Đà Nẵng, Quảng Nam nên cần quy hoạch phát triển nơi đây thành trung tâm kinh tế du lịch và công nghiệp chất lượng cao để tạo sức bật cho Thừa Thiên Huế.

Với những lợi thế đó, từ nay đến 2025 và những năm tiếp theo dẫu đứng trước những thách thức của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với KKT CM-LC trở thành trung tâm kinh tế có sức tăng trưởng lớn và một điện mạo đô thị hiện đại.

Cùng với "bức tranh" trên, ông Lê Văn Tuệ, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh cho biết, theo quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2030 tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg, tại KKT CM-LC sẽ xây dựng một trung tâm logistics hạng I, diện tích khoảng 20ha và hiện nay đã lập đề án quy hoạch chi tiết để thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, với quyết sách bộ, ngành Trung ương, địa phương hiện nay, ngoài việc thu hút kêu gọi các nhà đầu tư vào phát triển dịch vụ du lịch công nghiệp, tỉnh chú trọng vào lĩnh vực công nghiệp logistics một cách bài bản ở KKT CM-LC vì Thừa Thiên Huế được đánh giá là thị trường tiềm năng, hấp dẫn để phát triển của ngành dịch vụ logistics liên vùng, khu vực miền Trung và hai đầu đất nước.

Để đạt mục tiêu trên, lãnh đạo tỉnh cam kết, ngoài những cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Thừa Thiên Huế tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư uy tín, có năng lực về các chính sách đặc thù địa phương, như giảm thuế, tạo quỹ đất sạch, cung cấp nguồn lao động chất lượng...

Bài, ảnh: Song Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Thông tin doanh nghiệp:
Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế: Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo...

Là dự án được mong đợi nhất năm 2024 tại miền Trung, AEON MALL Huế không chỉ mang đến không gian mua sắm hiện đại đậm nét văn hóa cố đô, mà còn cung cấp các dịch vụ cho thuê vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng khám phá những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm cơ hội mới.

Các dịch vụ thuê tại AEON MALL Huế Thuê mặt bằng, thuê hội trường, thuê quảng cáo
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

TIN MỚI

xe nâng điện ngồi lái Nhập hàng Trung Quốc tại Cbay Logistics Khi nào nên sử dụng dịch vụ hỏa tốc tại 247Express
Return to top