ClockThứ Bảy, 07/09/2024 08:40

Đảm bảo an toàn thi công mùa mưa bão

TTH - Các chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu đang thi công công trình vùng ven biển, đầm phá cần có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và vật tư trong thời điểm ảnh hưởng của bão số 3.

Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư côngỨng phó với các loại hình thiên tai

 Kè biển đang thi công - công trình dễ bị tác động bởi sóng lớn, triều cường mùa mưa bão

Nguy cơ cao

Các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi vùng ven biển, đầm phá, cửa sông dễ bị tác động bởi sóng gió lớn, chế độ thủy triều, nước dâng đe dọa tính mạng người lao động, cũng như gây thiệt hại thiết bị vật tư công trình.

Theo nhận định của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, bão số 3 tuy ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền tỉnh nhưng hoàn lưu siêu bão rất rộng, phạm vi ảnh hưởng về gió mạnh trên biển lớn. Do vậy dễ gây nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình đang thi công đê kè, giao thông vùng ven biển, đầm phá.

Ghi nhận của PV tại công trình kè chống sạt lở bờ biển đoạn qua thôn Tân An, Trung An, Xuân An xã Phú Thuận (Phú Vang), từ nhiều ngày trước, công tác ứng phó thiên tai đã được triển khai tại đây. Trước mùa mưa bão, chủ đầu tư cũng đã yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục, nhất là các hạng mục nằm sát mặt nước biển. Bố trí nhân lực gia cố lán trại, tập kết vật liệu thi công an toàn trong mùa mưa lũ và chuẩn bị vật tư, nhân lực ứng phó khi có các tình huống thiên tai.

 Tuyến kè biển qua xã Phú Thuận (Phú Vang) đang triển khai thi công

Tương tự, đối với công trình tiêu thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê (TP. Huế) do Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư và Xây dựng công trình NN&PTNT làm chủ đầu tư, các đơn vị thi công cũng đã tập kết vật tư, vật liệu, gia cố lán trại và xử lý, khơi thông dòng chảy nhiều điểm gây ách tắc cục bộ cho công trình khi có mưa lớn.

Đại diện nhà thầu thi công là Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa cho biết, khu vực xây dựng công trình thuộc vùng mưa lớn của tỉnh (lượng mưa trung bình năm 2.850mm). Mùa mưa lũ, tại công trình thường xuyên chịu tác động mạnh bởi mực nước sông dâng cao, đặc biệt trong thời điểm có gió mạnh, nước chảy xiết thường gây sạt lở phức tạp khu vực tuyến kè sông, hói đang thi công. Với đặc thù và điều kiện tự nhiên của công trình xây dựng như thế, kèm theo diễn biến thời tiết phức tạp nên cần có biện pháp thi công hợp lý, đảm bảo tiến độ và có phương án ứng phó thiên tai, bão lũ an toàn.

Chuẩn bị các tình huống

Ông Đặng Ngọc Quốc An, Trưởng phòng Kỹ thuật Ban QLDA cho biết, từ đầu mùa mưa lũ, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công lập các phương án ứng phó thiên tai, bão lũ cho công trình để phê duyệt thực hiện. Theo đó, để phòng tránh những thiệt hại hoặc những ảnh hưởng gây bất lợi, không an toàn cho công trình, Ban QLDA đưa ra các tình huống thiên tai cho từng gói thầu và những giải pháp cảnh báo, ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Đơn cử, tại gói thầu số 9 tuyến kè bờ hữu sông Phổ Lợi và các công trình trên tuyến đoạn qua thôn Phú Khê với chiều dài 545m, hiện đã hoàn thành 415m và đang thi công đoạn còn lại dài 130m. Nhà thầu phấn đấu trước 10/9/2024 hoàn thành chân kè và lát mái hoàn thành trước 30/9/2024. Ban QLDA yêu cầu đơn vị thi công thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết, nếu có thông báo mưa bão sẽ tạm dừng thi công đoạn này và chỗ nào chưa lát mái phải dùng vải lọc hoặc bạt che mái. Dùng rọ đá gia cố những vị trí có nguy cơ sạt lở mái.

Tại gói thầu số 16, tuyến kè bờ tả sông Phổ Lợi đoạn từ đập La Ỷ đến cầu Lợi Nông bao gồm đoạn 1 và 2 đi sát đường dân sinh và nhà dân nên dễ xảy ra sạt lở, làm ảnh hưởng đến công trình nhà ở và giao thông. Do vậy, trong trường hợp có thông báo mưa bão sẽ tạm dừng thi công khu vực này và phải khóa đầu, cuối đoạn kè đã thi công để tránh hiện tượng sạt lở xảy ra và đảm bảo giao thông thông suốt.

Theo ông Đặng Ngọc Quốc An, trên cơ sở phương án ứng phó thiên tai, chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban 24/24, theo dõi và báo cáo trước, trong, sau thời gian mưa bão theo phương án đã lập. Trước thời điểm dự báo có mưa bão, triển khai giằng chống kho bãi, lán trại, bố trí bãi tập kết vật tư, vật tư dự phòng và xe máy ở những vị trí an toàn để tránh ngập và sử dụng lúc cần thiết.

Trường hợp xảy ra sự cố thiên tai thì huy động lực lượng tại chỗ, sử dụng xe máy tại công trình để vận chuyển vật liệu dự trữ triển khai gia cố, xử lý kịp thời nhằm đảm bảo ổn định công trình. Theo dõi và khơi thông các dòng nước chảy mặt để tránh gây xói lở cục bộ, kết hợp sử dụng xe máy và nhân lực tại chỗ nạo vét những vị trí bồi lấp cục bộ nhằm đảm bảo dòng chảy thông suốt trên các tuyến công trình.

Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, nhằm ứng phó với bão số 3 cũng như các tình huống thiên tai trong mùa mưa lũ, đơn vị yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu đang thi công công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vật tư, phương tiện đề phòng gió mạnh, sóng lớn bảo vệ an toàn tuyệt đối cho nhân viên, người lao động. Bố trí các biển báo hướng dẫn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công còn dang dở, khơi thông dòng chảy phòng tránh ngập úng cục bộ.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đến ngày 6/9 toàn bộ tàu thuyền tỉnh đã vào neo đậu an toàn. Có 22 phương tiện ngoại tỉnh, với 126 lao động được hướng dẫn neo đậu an toàn tại các địa phương. Để ứng phó với bão số 3, các địa phương đã rà soát, lên phương án di dời dân trong trường hợp cần thiết với khoảng 13.510 hộ/46.073 khẩu.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ

Một số thủy điện sụt lún bề mặt mái đập, thấm thân đập, taluy dương đường vận hành đập bị sạt trượt, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Sở Công thương yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện phối hợp với đơn vị tư vấn kiểm tra, quan trắc, đánh giá để sớm xử lý, đảm bảo an toàn đập.

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ
Ứng dụng bức xạ an toàn trong y tế và công nghiệp

Bên cạnh vai trò, tác động và đóng góp rất lớn đối với cuộc sống thì ứng dụng công nghệ bức xạ cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường. Việc ứng dụng công nghệ tân tiến để giám sát và quản lý đảm bảo hơn yêu cầu đặt ra.

Ứng dụng bức xạ an toàn trong y tế và công nghiệp
Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường

Năm học mới 2024 – 2025 chính thức bắt đầu. Đây là thời điểm mà lực lượng nghiệp vụ công an từ tỉnh đến cơ sở tăng cường phối hợp với ban giám hiệu các trường học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB); bảo đảm an toàn giao thông.

Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường
Trồng trọt chất lượng, chăn nuôi an toàn

Trồng trọt, chăn nuôi hàng hóa tập trung, theo hướng an toàn, hữu cơ là hướng đi mới của ngành nông nghiệp trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trồng trọt chất lượng, chăn nuôi an toàn
Đảm bảo an toàn những ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hôm nay, ngày chính thức đầu tiên nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đây là thời điểm người dân trong và ngoại tỉnh tìm đến những điểm vui chơi, giải trí để được tận hưởng những ngày nghỉ lễ.

Đảm bảo an toàn những ngày nghỉ lễ Quốc khánh
Return to top