ClockThứ Ba, 14/09/2021 06:30

Đảm bảo lưu thông hàng hóa

TTH - Dịch COVID-19 đang phức tạp, để tránh đứt gãy kết nối lưu thông hàng hóa, Thừa Thiên Huế đã xây dựng quy trình vận chuyển bài bản, phù hợp thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.

Kết nối cung cầu phân phối hàng hoá giữa các vùng miềnKhông thiếu hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dânAn toàn nguồn hàng thiết yếu vào các vùng phong tỏaLuôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu

Giám sát khử khuẩn phương tiện vận tải tại chốt kiểm dịch trước khi vào địa bàn Thừa Thiên Huế

Vận tải hàng hóa không đình trệ

So với trước khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư xảy ra, sản lượng vận tải hành khách ở Thừa Thiên Huế gần như “đóng băng”, nhưng hoạt động vận tải hàng hóa vẫn duy trì, góp phần cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu cho người dân và các đơn vị, doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh.

Theo phương án đề ra, xe vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, thành về Thừa Thiên Huế là chủ xe, DN phải đăng ký trước 3 giờ đồng hồ và được đồng ý tại mục “Đăng ký xe giao/nhận hàng” thông qua việc khai báo y tế, lịch trình di chuyển nguồn hàng đi/đến bằng hình thức trực tuyến trên phần mềm của Sở GTVT hoạt động 24/24h. Sau đó, quá trình xe di chuyển sẽ được các lực lượng chức năng phân luồng từ các chốt chặn kiểm soát ở các cửa ngõ ra vào.

Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa về từ vùng dịch, lái, phụ xe sẽ được test nhanh tại các chốt kiểm soát để sàng lọc và quá trình giao, chuyển, chủ nhận hàng (đơn vị, cá nhân, DN...) có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện cách ly tạm thời cho lái, phụ xe... dưới sự giám sát, kiểm tra của lực lượng chức năng, địa phương về công tác phòng dịch.

Cùng với phương án trên, Thừa Thiên Huế bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT tổ chức công bố “luồng xanh” quốc gia trên địa bàn, đồng thời mở 11 tuyến “luồng xanh” nội tỉnh kết nối với “luồng xanh” quốc gia để vận chuyển hàng hóa, công nhân, chuyên gia thuận lợi. Ngoài ra, không kiểm tra các xe chở hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm đi trên các tuyến đường ở địa phương khi đã có mã nhận diện QR, ngoại trừ ở các điểm khi xe này giao, nhận hàng hóa, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch. Cách tổ chức này đã giúp chuỗi cung ứng hàng hóa ra vào địa phương không bị “đứt gãy”, nhất là hàng hóa từ các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội.

Theo ông Nguyễn Tiến Hậu, Giám đốc điều hành Công ty Dệt may Huế, với phương án phân luồng, tổ chức vận tải hàng hóa ở địa phương hiện nay không làm ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng xuất, nhập hàng hóa của đơn vị. Từ khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dù đơn đặt hàng đối tác có giảm nhưng bình quân mỗi ngày đơn vị nhập 6-7 container nguyên phụ liệu may và xuất 7 container hàng may mặc...

Ông Phạm Xuân Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe Huế cho biết, hiện mỗi ngày đơn vị đón từ 10-20 phương tiện vận tải hàng hóa từ Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng... ra vào bến. Đây là những phương tiện có điều kiện, như mang phù hiệu xanh hoặc hồng, phiếu xét nghiệm tài xế âm tính COVID-19 còn hạn (trong vòng 72 giờ) và khai báo y tế, đồng thời tài xế, phụ xe giữ nguyên tắc “5K” từ khi vào đến lúc rời bến...

Đảm bảo phòng dịch

Nhờ áp dụng quy trình bài bản, dòng xe cộ lưu thông trên tuyến QL1A ra vào địa bàn đã thoáng hơn trước, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Hầu hết các phương tiện vận tải hàng hóa đã có mã nhận diện QR không phải dừng lại để chờ kiểm tra, công tác này chỉ thực hiện với những phương tiện khác.

Theo ông Võ Hoài Nam, Chánh Thanh tra giao thông Sở GTVT, hiện nay việc kiểm soát giao thông của lực lượng chức năng thực hiện bài bản, khoa học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị thêm các thiết bị, tiếp tục sử dụng hiệu quả mã QR. Từ đó góp phần đạt hiệu quả cao theo yêu cầu của UBND tỉnh và bộ, ngành Trung ương về kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến giao thông cũng như đảm bảo an toàn, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại chốt kiểm soát các khu vực cửa ngõ.

Nhận định của các cơ quan chức năng, “luồng xanh” ưu tiên cho xe qua các chốt kiểm soát giao thông nhưng không có nghĩa là buông lỏng công tác phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay vẫn có những trường hợp chưa chấp hành tốt các quy định của Bộ Y tế khi vận chuyển và trong khâu giao, nhận hàng hóa ở địa phương đã bị xử lý nghiêm.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Sở GTVT chia sẻ, mỗi lái xe đều có thể có rủi ro khi đi vào vùng dịch, có thể là tác nhân làm lây lan dịch bệnh. Do đó phải đảm bảo nghiêm ngặt an toàn phòng, chống dịch từ lái xe, người đi trên xe. Các DN phải tăng cường kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho lái xe trước, trong và sau khi hoạt động.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các DN phải nêu cao trách nhiệm trong phòng, chống dịch. Việc lưu thông hàng hóa được tạo điều kiện thuận lợi nhưng đòi hỏi các các DN vận tải phải kiểm soát, nắm chắc hành trình di chuyển của lái xe, để từ đó có thể kiểm tra, xử lý nghiêm nếu lái xe không đảm bảo quy định phòng dịch cũng như đi lại...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định
Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão

Việc người dân ở các xã miền núi có thói quen vào rừng lấy mật ong, măng rừng, chăm sóc gia súc...giữa mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đã có một số trường hợp bị mắc kẹt trong rừng, may mắn được lực lượng chức năng ứng cứu.

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top