ClockThứ Bảy, 03/06/2017 13:01
QUY HOẠCH HẠ TẦNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG:

Đáp ứng xu thế phát triển

TTH - Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (HTKTVTTĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được công bố, mở ra cơ hội cải tạo, phát triển hạ tầng, mạng lưới viễn thông, đáp ứng xu thế phát triển.

Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động (BTS) đảm bảo mỹ quan đô thị

Những năm qua, ngành viễn thông tỉnh đã có sự phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đóng góp của viễn thông vào GDP của tỉnh ngày càng cao. Tổng doanh thu viễn thông, truyền hình cáp năm 2016 đạt 1.236 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 39,6 tỷ đồng.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ điện thoại cố định gồm: Viễn thông tỉnh (VNPT Thừa Thiên Huế) và Viễn thông Quân đội (Viettel); 5 DN cung cấp dịch vụ internet gồm: VNPT, Viettel, SCTV, VTVCab, và FPT; 5 DN cung cấp dịch vụ thông tin di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile và Gmobile. Hạ tầng truyền dẫn được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Mạng thông tin di động phủ sóng đều khắp, bán kính phục vụ bình quân 0,3-0,5km/cột (đối với khu vực thành thị) và 1km/cột (thuộc khu vực nông thôn).

Mạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về quy mô với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao; vùng phục vụ đã phát triển rộng khắp đến tất cả các xã, phường, thị trấn. Để bắt nhịp với thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, các DN viễn thông đã không ngừng nỗ lực đầu tư hạ tầng viễn thông và đạt được những thành tựu đáng kể. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đầy đủ, tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân cả về chất và lượng.

Theo quy hoạch, đến 2030, tình trạng cáp và dây thuê bao "mạng nhện" sẽ được xóa sổ

Quy hoạch HTKTVTTĐ bao gồm: Quy hoạch xây dựng công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông, trong đó, xác định cụ thể quy mô, phạm vi, vị trí đối với việc xây dựng, lắp đặt các công trình này; quy hoạch mạng ngoại vi trong đó xác định yêu cầu, điều kiện đối với vị trí lắp đặt cột ăng ten, tuyến, hướng xây dựng cột treo, cống, bể, ống cáp.

Quy hoạch HTKTVTTĐ nhằm đảm bảo việc phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông bền vững, phục vụ quản lý, cấp phép, khai thác có hiệu quả hạ tầng dùng chung, phục vụ chỉnh trang đô thị...

Theo Phó Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế Nguyễn Nhật Quang, đầu tư hạ tầng viễn thông chi phí tốn kém, mất nhiều thời gian cũng như cần nhiều thủ tục để triển khai, trong khi khách hàng luôn yêu cầu cung cấp dịch vụ “ngay và luôn”, bắt buộc các DN giải quyết bằng cách làm tạm thời. Trên thực tế cách làm tạm thời này đã tạo ra nhiều hệ lụy: cáp và dây thuê bao treo tạm bợ, mất mỹ quan, trạm phát sóng di động bùng nổ với nhiều kích cỡ chủng loại, nhiều phương thức.

Việc phát triển mạng lưới, cung cấp dịch vụ, triển khai hạ tầng kỹ thuật viễn thông như hiện nay đã xuất hiện một số bất cập, dẫn đến sự chồng chéo trong sử dụng chung hạ tầng giữa các DN viễn thông. Mặc dù, tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các DN viễn thông với nhau trên địa bàn, theo đánh giá của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) mới đạt khoảng 30%.

Để đảm bảo về lâu dài cho sự phát triển của DN và giải quyết triệt để những vấn đề trên thì việc xây dựng quy hoạch (QH) HTKTVTTĐ thực sự là việc cần thiết. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Đức Hùng cho hay: “QH HTKTVTTĐ còn là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện những nội dung liên quan đến QH hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh; giúp DN định hướng rõ sự phát triển của mình và là văn bản cực kỳ quan trọng để triển khai phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông tại Thừa Thiên Huế”.

Cam kết sẽ xây dựng kế hoạch phát triển của DN theo đúng QH và thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định, tuy nhiên, các DN viễn thông vẫn băn khoăn vì “sự thay đổi quá nhanh đôi khi không lường trước được của công nghệ và nhu cầu của khách hàng”. Để QH thực sự phát huy tác dụng, theo Phó Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế Nguyễn Nhật Quang, trong quá trình triển khai thực hiện, QH cần thích ứng nhanh với sự thay đổi. Nếu không, đó sẽ là chiếc “vòng kim cô” làm DN chậm chân trước cơ hội và nảy sinh cơ chế xin cho. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp tốt để rút ngắn thời gian triển khai cho DN.

Mục tiêu đến 2020, tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột treo cáp đạt trên 70%, xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng theo nguyên tắc chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các đơn vị, ngành lĩnh vực để cung cấp dịch vụ viễn thông thông tin. Hoàn thành cải tạo 100% cột ăng ten, đảm bảo dịch vụ viễn thông được phủ sóng, triển khai toàn tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở HTKTVTTĐ.

Đến năm 2030, phấn đấu 100% các tuyến phố khu vực thành phố, thị xã, các khu du lịch có điểm phát sóng internet không dây. Tỷ lệ dùng chung hạ tầng cột treo cáp đạt trên 90%. Tại TP. Huế, trung tâm thị trấn, thị xã sẽ cơ bản không còn trạm thu phát sóng di động cồng kềnh và độ cao ăng ten phù hợp với độ cao công trình lắp đặt...

 

 

Liên Minh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch phân khu

Năm 2024, TP. Huế tập trung chỉ đạo hoàn thành 18 đồ án QH, quy chế, bao gồm 11 QH phân khu, 1 quy chế quản lý kiến trúc thực hiện để phủ kín QH phân khu các phường, xã và 6 đồ án QH lập, điều chỉnh để phù hợp QH chung đô thị tỉnh. Đến nay, các đồ án điều chỉnh QH các phường thuộc phạm vi thành phố trước khi mở rộng đã cơ bản hoàn thành trình thẩm định theo kế hoạch; các đồ án QH các phường, xã sáp nhập vào thành phố đã hoàn thành trình thẩm định, phê duyệt và đảm bảo phủ kín 100% QH phân khu trên địa bàn thành phố.

Đẩy nhanh tiến độ các quy hoạch phân khu
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam
Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các điểm đến du lịch trong nước và nhu cầu ngày càng cao của du khách đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư hạ tầng, hiện đại hóa điểm đến, trong đó có hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp.

Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp

TIN MỚI

Return to top