ClockThứ Sáu, 22/11/2024 05:57

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

TTH - Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nướcĐầu tư hệ thống thoát nước đô thị

 Để tránh ngập úng đô thị, cần hoàn thiện hệ thống thoát nước ra các nguồn chính tiếp nhận

Sẽ đầu tư hoàn chỉnh

Thời gian qua, trên địa bàn KĐTM An Vân Dương, các dự án (DA) đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống thoát nước mưa đã và đang được triển khai đang dần phát huy tác dụng, giúp thoát nước nhanh, tránh tình trạng ngập kéo dài trong KĐT.

Theo đó, ngoài các công trình đã đầu tư xây dựng thuộc DA Chương trình phát triển các đô thị loại II (đô thị xanh) – Tiểu DA Thừa Thiên Huế (do Sở KH&ĐT làm chủ đầu tư) và DA Cải thiện môi trường nước TP. Huế (giai đoạn 1), còn có một số công trình đang triển khai thuộc các DA như: Hạ tầng kỹ thuật khu đất CX7 thuộc Khu A - KĐTM An Vân Dương; DA kênh thoát nước nối từ hói Vạn Vạn ra sông Lợi Nông và hạ tầng kỹ thuật khu đất xen ghép phục vụ tái định cư; DA đầu tư, kết nối hệ thống thoát nước từ Cống Bạc 1 vào hệ thống thoát nước dọc khu nhà ở An Đông ra sông Lợi Nông, kết nối hệ thống thoát nước từ Cống Bạc 2 ra kênh sinh thái KĐTM Đông Nam Thủy An để ra sông Lợi Nông…

Theo Sở Xây dựng, tuy còn một số vị trí ngập úng cục bộ, nhưng hệ thống thoát nước mưa đã hình thành ở KĐTM An Vân Dương tính đến thời điểm hiện nay đã đáp ứng cơ bản với yêu cầu tiêu thoát nước mưa. Trong khoảng thời gian tới, khi đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng các trục tiêu thoát nước mưa chính, hoàn thiện theo quy hoạch được duyệt để kết nối hệ thống thoát nước trong các khu dân cư với các sông hiện hữu và hệ thống thoát nước mưa kết nối giữa khu dân cư hiện hữu với hệ thống thoát nước đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch đã duyệt, thì tình trạng ngập úng cục bộ sẽ được giải quyết triệt để.

Ngoài ra, vì lý do về kinh tế kỹ thuật, thực trạng trong KĐTM An Vân Dương còn xen lẫn các khu dân cư hiệu hữu, nên không thể nâng cao trình toàn bộ các trục đường. Trên cơ sở hiện trạng, dự báo và đánh giá, các chuyên gia đã chọn một số tuyến huyết mạch để nâng cao trình, trong điều kiện thời tiết cực đoạn thì các đường huyết mạch này (sau khi nâng cao trình trung bình khoảng 0,5m) đảm bảo cho người và phương tiện đi lại được, kết nối với Quốc lộ 1A và các công trình công cộng để tránh lụt, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra. Việc nâng cao độ các trục đường đã hình thành trong KĐTM cũng thực hiện tuân thủ quy hoạch và quy hoạch điều chỉnh được UBND tỉnh phê duyệt.

Tranh thủ nguồn lực

Hiện, KĐTM An Vân Dương chỉ mới được đầu tư hạ tầng kỹ thuật nội bộ thuộc phạm vi của từng DA; khu vực bên ngoài hàng rào, ngoài phạm vi các DA chưa đầu tư hoặc đầu tư chưa đồng bộ. Để giảm tình trạng ngập lụt đô thị, theo Sở Xây dựng, thời gian tới tỉnh cần tiếp tục đẩy nhanh công tác đầu tư hệ thống thoát nước theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt nhưng chưa hình thành. Tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài như vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài để đầu tư hoàn thiện hệ thống thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Đầu tư hoàn chỉnh các cửa xả chính, đảm bảo hệ thống thoát nước mưa phải kết nối liên tục cho đến các nguồn tiếp nhận hiện hữu.

Mặt khác, các địa phương phải thường xuyên kiểm tra các khu vực có tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa, kịp thời tìm nguyên nhân để triển khai nạo vét, khơi thông, tránh tình trạng tắc nghẽn và thu hẹp dòng chảy, đảm bảo nước mưa tiêu, thoát thuận lợi ra nguồn tiếp nhận.

Sở Xây dựng đánh giá, xét về tổng thể, giải pháp tiêu thoát nước mưa khu vực đô thị cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư đồng bộ và ưu tiên hệ thống thoát nước khung của các đô thị trung tâm. Cơ quan chức năng đang cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ phê duyệt về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Theo đó, cần cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh, trục tiêu TP. Huế đảm bảo tiêu thoát nhanh, thuận lợi ra sông Hương. Nạo vét các trục thủy đạo thuộc hạ lưu sông Hương gồm: Trục thủy đạo sau cống Cầu Long, Như Ý Bắc, Như Ý Nam, nạo vét sông Cùng, nạo vét thủy đạo sau cống Diên Trường, thủy đạo sau cống Lạch Chéo. Đối với các trục tiêu nội đồng cần phải được xem xét tổng thể, sắp xếp ưu tiên đầu tư đồng bộ từng tuyến để phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, xây mới các trạm bơm tiêu cho vùng thấp trũng, chịu ảnh hưởng lớn của biến đối khí hậu, nước biển dâng vùng đồng bằng Nam - Bắc sông Hương.

Đồ án quy hoạch này cũng đã đề ra các giải pháp phi công trình như ứng dụng công nghệ số trong quản lý cơ sở dữ liệu thoát nước, kiểm soát, cảnh báo và xử lý ứng cứu tình huống khẩn cấp về thiên tai và môi trường. Hệ thống thoát nước thông minh cho phép cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ cơ sở hạ tầng, như tình trạng vận hành hệ thống đường cống, trạm bơm, hồ điều hòa.

Các dữ liệu vận hành được cập nhật hàng ngày giúp quản lý hiệu quả hoạt động thoát nước, giúp các nhà điều hành quản lý đưa ra các giải pháp phù hợp giải quyết các sự cố tình huống về thiên tai. Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác phối hợp vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện trên dòng chính để tối ưu hiệu quả sử dụng nước và phòng chống lũ hạ du...

Đồ án quy hoạch cũng đề ra các giải pháp cần xây dựng, nâng cấp công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, tập trung xử lý các trọng điểm xung yếu, bảo đảm an toàn khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng vùng ven sông, ven biển, các khu vực chỉnh trị trọng điểm và ổn định bờ biển tại những khu vực xói lở mạnh trong khu vực. Trên cơ sở các định hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với chức năng, nhiệm của mình, Sở Xây dựng tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định, hướng đến mục tiêu giảm thiệt hại do ngập úng đô thị.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

TIN MỚI

Return to top