ClockThứ Sáu, 19/10/2018 06:00

Dự án Bến số 3 cảng Chân Mây: Loay hoay tìm nơi đổ thải

TTH - Khoảng 800.000m3­ bùn thải được nạo vét từ dự án Bến số 3 cảng Chân Mây (Phú Lộc) chưa tìm được nơi đổ thải dẫn đến tiến độ các hạng mục công trình đình trệ.

Dùng bùn nạo vét tôn tạo Bến số 3 - cảng Chân MâyMất an toàn lưới điện khu vực Chân Mây- Lăng CôGiảm tải cho cảng Chân Mây

Chờ nơi đổ thải

Ông Trần Đình Quốc, cán bộ giám sát của Công ty TNHH Hào Hưng Huế - Chủ đầu tư dự án Bến số 3 cảng Chân Mây cho biết, dự án gồm các hạng mục: cảng tổng hợp cho tàu cá có tải trọng 50 nghìn tấn, kè bờ, khu neo đậu, khu quay trở tàu, luồng tàu và phao tiêu báo hiệu. Công trình trên bờ gồm tôn tạo mặt bằng bãi và kè bảo vệ, nhà điều hành và quản lý cảng, nhà tiếp nhận hàng hóa và phân loại hàng hóa, đường vào cảng, sân đường nội bộ trong cảng và trạm cân tải trọng xe… Tổng mức đầu tư các hạng mục gần 850 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào đầu năm 2019.

Tiến độ dự án Bến số 3 cảng Chân Mây đình trệ do chưa tìm được nơi đổ hết khối lượng bùn thải

Hiện nay Bến số 3 cảng Chân Mây đang thi công các hạng mục cầu bến, đang đổ bê tông phân đoạn 1 dài 45m, trên tổng chiều dài 270m, hạng mục này dự kiến tháng 6/2019 sẽ hoàn thành; hạng mục kè bờ dài gần 1km đã thi công được trên 60% khối lượng.

Về tiến độ dự án, ông Quốc cho biết: “Các hạng mục trên bờ, dưới nước đều phải “chờ” điểm đổ vật liệu nạo vét dưới biển nên đều thi công cầm chừng, chưa biết khi nào mới triển khai được”.

Theo thiết kế, bến số 3 đang xây dựng sẽ có quy mô 13 ha. Trong đó, diện tích bến bãi hơn 10 ha và 3 ha khu mặt nước trước bến. Việc xây dựng bến số 3 nhằm hỗ trợ giảm tải cho bến số 1 và là bước chuẩn bị cần thiết để đón đầu cơ hội, tiếp nhận lượng hàng hóa bằng đường biển gia tăng trên địa bàn tỉnh.

Khoảng 800.000m3 bùn thải nhà đầu tư đề xuất nhận chìm xuống biển, cách bờ khoảng 3km

Phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định

Về vướng mắc vị trí đổ thải, ông Trần Đình Quốc thông tin, riêng hạng mục nạo vét khu vực trước bến và vũng quay tàu, luồng nhánh tàu, khối lượng bùn cát thải gần 1,3 triệu m3, hiện đã thi công được 20.000mm3, nhưng đang vướng mắc điểm đổ.

Dự kiến, khoảng 500.000m3 bùn cát thải sẽ được đổ lên bờ và khu vực các bến lân cận. Khối lượng còn lại dự kiến khoảng 800.000m3 bùn thải chưa biết đổ đi đâu. Trong khi chờ “giải quyết” khối lượng vật liệu nạo vét này, các hạng mục khác của công trình gần như đình trệ.

Theo Công ty TNHH Hào Hưng Huế, với địa chất bùn non tại cảng nước sâu, bùn thải không thể dùng để tôn tạo bờ bến do không đủ kết cấu chịu lực. Vấn đề tìm nơi đổ vật liệu nạo vét bùn cát hiện tại đang gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Đầu tháng 8/2018, để giải quyết vướng mắc, Công ty TNHH Hào Hưng Huế đã có văn bản gửi Bộ TN&MT, UBND tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh về việc xin nhận chìm khoảng 800.000m3 vật liệu nạo vét bùn cát ngoài biển, cách bờ khoảng 3km.

Ông Trần Đình Quốc cho hay, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ TN&MT phê duyệt, bùn nạo vét sẽ được tận dụng san lấp để tôn tạo bờ bến. Nếu không hết, chủ dự án sẽ xin đổ cho các bến kế bên. Nếu không được nữa, chủ dự án sẽ xin chủ trương đổ thải ngoài khơi, dự kiến cách bờ khoảng 3km.

“Phía chủ đầu tư mong muốn Bộ TN&MT, UBND tỉnh cho phép doanh nghiệp được nhận chìm vật liệu nạo vét để đẩy nhanh tiến độ dự án, giải quyết các khó khăn nhằm hoàn thiện các hạng mục đầu tư và sớm đưa dự án Bến số 3 cảng Chân Mây đi vào hoạt động”, ông Thang Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng Huế đề xuất.

Theo văn bản số 889/TCBHĐVN-KSBVB tháng 9/2018 của Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phúc đáp về việc chủ đầu tư là Công ty TNHH Hào Hưng Huế đề xuất xin nhận chìm vật liệu nạo vét, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam yêu cầu nghiên cứu sử dụng phương án tận dụng vật liệu nạo vét để san lấp chống xói lở bờ biển, tôn tạo bờ của bến hoặc đổ cho các bến kế bên nhằm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.

Trường hợp không thể thực hiện phương án trên, việc nhận chìm vật liệu nạo vét trên biển, chủ đầu tư phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ.

Bến số 2 cũng sẽ nạo vét khoảng 900.000m3 bùn cát

Dự án đầu tư xây dựng Bến số 2 - Cảng Chân Mây do Công ty CP Cảng Chân Mây làm chủ đầu tư vừa mới khởi công có tổng mức đầu tư 849 tỷ đồng; tổng chiều dài 280m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng tải trọng 50.000 tấn. Theo chủ đầu tư, trong quá trình thi công, sẽ nạo vét khoảng 900.000m3 vật liệu bùn cát để tôn tạo bờ bến và đổ ở các khu vực lân cận.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top