ClockThứ Năm, 02/08/2018 16:52

Dùng bùn nạo vét tôn tạo Bến số 3 - cảng Chân Mây

TTH.VN - Chiều 2/8, Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp tỉnh (BQL Khu KTCN tỉnh) cho biết, đơn vị thống nhất chủ trương cho phép chủ đầu tư là Công ty TNHH Hào Hưng Huế sử dụng bùn cát nạo vét khu vực trước bến và luồng tàu khi thi công Bến số 3 - cảng Chân Mây để tôn tạo bến cảng này và 2 khu vực lân cận.

Gần 850 tỷ đồng đầu tư bến số 2 Cảng Chân MâyGiảm tải cho cảng Chân MâyMất an toàn lưới điện khu vực Chân Mây- Lăng Cô

Lượng bùn cát sau khi nạo vét sẽ được tận dụng để tôn tạo bến số 3- cảng Chân Mây và khu vực lân cận

Theo BQL Khu KTCN tỉnh, Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Bến số 3 – cảng Chân Mây được Bộ TN&MT phê duyệt tại Quyết định số 2907/QĐ-BTNMT ngày 12/11/2015 với khối lượng bùn cát nạo vét khoảng 1,2 triệu m3, sẽ được tận dụng để tôn tạo bờ của Bến số 3. Nếu không giải quyết hết khối lượng bùn, chủ đầu tư sẽ xin đổ cho các bến kế bên. Trong trường hợp không hết khối lượng bùn nữa, chủ dự án sẽ xin chủ trương để đổ thải ngoài khơi (dự kiến cách bờ khoảng 3 km).

Hiện nay, chủ trương chung của BQL Khu KTCN tỉnh đang yêu cầu chủ đầu tư dự án tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Khối lượng dôi dư sau khi đã dùng để tôn tạo bãi, sẽ được tận dụng để san lấp mặt bằng các khu vực lân cận.

Để tạo điều kiện chủ động cho chủ đầu tư, BQL Khu KTCN tỉnh đã cùng với chủ đầu tư khảo sát 2 vị trí trong khu vực lân cận và đã thống nhất để chủ đầu tư lập hồ sơ dự án (bao gồm cả phần đánh giá tác động môi trường theo quy định) để BQL Khu KTCN tỉnh báo cáo UBND tỉnh, thống nhất chủ trương và thực hiện các bước tiếp theo theo quy định Nhà nước.

Bến số 3- cảng Chân Mây đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công

Ông Nguyễn Công Bình, Trưởng Phòng quy hoạch và xây dựng, Ban BQL Khu KTCN tỉnh cho biết, phương án giải quyết lượng bùn cát nạo vét tại Bến số 3 – cảng Chân Mây đã có phương án cụ thể. Trước hết, khối lượng bùn cát này được tận dụng phần lớn để tôn tạo bãi của Bến số 3, sau đó sử dụng các giải pháp xử lý nền đất yếu để gia cố nền trước khi xây dựng các công trình bên trên; phương án chống tràn bùn cát ra biển thực hiện theo yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Sau khi thi công hoàn thành kè bảo vệ bờ kè bến kín 3 mặt và kết hợp đường trục chính cảng Chân Mây đã đầu tư cùng với các giải pháp kỹ thuật khác sẽ hạn chế tối đa lượng bùn cát tràn ra biển. Hiện nay, BQL Khu KTCN tỉnh đang yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc chủ trương này.

Ông Bình thông tin thêm, khối lượng dôi dư sau khi đã tôn tạo bãi cho tận dụng để san lấp các khu vực lân cận – là các khu chức năng như kho chứa xăng dầu, khu liên hợp các ngành, cơ quan chức năng khu công nghiệp và xuất nhập khẩu, BQL Khu KTCN tỉnh sẽ chỉ đạo, giao một đơn vị sự nghiệp trực thuộc phối hợp chủ dự án để thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường, đầu tư xây dựng, đất đai theo hướng một dự án độc lập trước khi thực hiện; trong đó yêu cầu đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường, đất đai theo quy định.

Dự án Bến số 3 Cảng Chân Mây có chiều dài 270m, với tổng mức đầu tư gần 850 tỷ đồng, do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào đầu năm 2019. Khi hoàn thành, đây sẽ là cảng tổng hợp với kết cấu hạ tầng phục vụ cho dịch vụ hậu cần, đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải đường thủy có trọng tải đến 50.000 tấn ra vào.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố Huế, huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy họp bàn đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH

Sáng 10/10, Thành ủy Huế tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 14 (mở rộng) khóa XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham dự và chủ trì hội nghị có UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định; đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố và các ban ngành trên địa bàn.

Thành phố Huế, huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy họp bàn đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH
Nông dân sản xuất giỏi ở Phú Lộc

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào được Hội Nông dân (HND) huyện Phú Lộc tích cực triển khai. Nhiều hội viên đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con mới vào phát triển kinh tế, tạo ra nhiều mô hình cho thu nhập cao.

Nông dân sản xuất giỏi ở Phú Lộc
Phú Lộc: Thiếu giáo viên & nỗi lo chất lượng

Toàn huyện Phú Lộc đang thiếu gần 100 giáo viên và nhân viên. Đây là một rào cản rất lớn khiến các trường học khó đảm bảo tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày và nỗi lo ảnh hưởng chất lượng dạy học năm học 2024 - 2025.

Phú Lộc Thiếu giáo viên  nỗi lo chất lượng
Return to top