ClockThứ Sáu, 31/03/2023 14:35

Giải ngân 17.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông trong quý 1

Theo báo cáo, giá trị giải ngân ba tháng đầu năm tập trung ở các dự án cao tốc Bắc-Nam với giá trị 11.198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 80% giá trị giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải.

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư côngGiao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn cho bộ, địa phươngThành lập 5 tổ công tác đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư côngKinh nghiệm hay từ Quảng Điền

leftcenterrightdel
Các đơn vị thi công nút giao Đông Xuân, giao Quốc lộ 45 với Quốc lộ 47 đi thành phố Thanh Hoá, ngày 28/1/2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Báo cáo tại cuộc họp giao ban quý 1 năm 2023 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra sáng 31/3 tại Hà Nội, ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, tính đến ngày 31/3, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân khoảng 17.000 tỷ đồng, đạt hơn 18% kế hoạch năm, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái đạt khoảng 14%.

“Tỷ lệ giải ngân ba tháng đầu năm của Bộ Giao thông Vận tải cao hơn mức trung bình cả nước (10,35%), là một trong hai bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 15%,” ông Thái cho hay.

Cũng theo ông Bùi Quang Thái, giá trị giải ngân ba tháng đầu năm tập trung ở các dự án cao tốc Bắc-Nam với giá trị 11.198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 80% giá trị giải ngân của cả Bộ Giao thông Vận tải.

Cụ thể, các dự án cao tốc Bắc -Nam giai đoạn 1 (2017-2020) đã giải ngân 2.227 tỷ đồng, đạt 12,5% kế hoạch năm. Các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 (2021-2025) giải ngân 11.199 tỷ đồng, đạt 24,8% kế hoạch năm.

Các dự án trọng điểm, cấp bách, giải ngân gần 98 tỷ đồng, đạt 4,3% kế hoạch năm. Các dự án ODA giải ngân xấp xỉ 485 tỷ đồng, đạt 6,2% kế hoạch năm. Các dự án trong nước khác giải ngân 2.997 tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch năm.

Xét theo nhóm chủ đầu tư, ban quản lý dự án, giá trị giải ngân tập trung ở các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thuộc Bộ với giá trị giải ngân gần 16.900 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch năm và chiếm tỷ trọng 99,3% giá trị đã giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải.

"Các chủ đầu tư khác tiến độ giải ngân đã có chuyển biến trong tháng Ba nhưng vẫn rất chậm, chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Trong đó, có 8/23 chủ đầu tư giải ngân với giá trị khoảng hơn 112 tỷ đồng, đạt trung bình 5% kế hoạch giao, gồm: Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Sở Đồng Tháp, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn và Lào Cai; có 15/23 chủ đầu tư chưa giải ngân, kế hoạch vốn bố trí cho các chủ đầu tư này chủ yếu phục vụ hoàn ứng và quyết toán dự án.

Riêng dự án tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột do Ban quản dự án công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn Đắk Lắk là chủ đầu tư có khối lượng và công địa thi công, song, tiến độ triển khai chậm, từ đầu năm đến nay chưa thực hiện giải ngân,” lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.

Nhận định thời gian tới tình hình kinh tế tiếp tục có diễn biến khó lường, tốc độ tăng lạm phát vẫn ở mức cao, giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng cao, đặc biệt là giá cát khu vực miền Trung, lãnh đạo Vụ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị các chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu lường trước các khó khăn, xây dựng kế hoạch tập kết vật liệu xây dựng dự phòng trong trường hợp biến động mạnh giá vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công các dự án, công trình giao thông trọng điểm.

Năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao 94.161 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã giao chi tiết cho các dự án với tổng số 94.135 tỷ đồng đạt 99,97%.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường

Năm học mới 2024 – 2025 chính thức bắt đầu. Đây là thời điểm mà lực lượng nghiệp vụ công an từ tỉnh đến cơ sở tăng cường phối hợp với ban giám hiệu các trường học, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở các em học sinh nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB); bảo đảm an toàn giao thông.

Cao điểm đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường
Những “bệ phóng” liên vùng đã mở

Chưa bao giờ người dân Cố đô Huế lại nhắc đến nhiều công trình, dự án xây dựng giao thông như hiện nay. Không chỉ đường nhỏ mà nhiều đường lớn đã, đang mở ra với mục tiêu “đại lộ sinh đại phú”, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những “bệ phóng” liên vùng đã mở
Return to top