ClockThứ Ba, 01/03/2022 14:00

Giao thông đi trước “mở đường”

TTH - Dù địa phương hay quốc gia nào, để phát triển kinh tế thì phải luôn chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông.

Đường lớn đã kết nối‘Bứt phá’ giải ngân các dự án giao thôngXử lý triệt để các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

Đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn qua địa bàn Thừa Thiên Huế

Ngẫm nghĩ sẽ thấy rõ, nơi nào càng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng, thuận tiện, tính kết nối cao và mất ít thời gian di chuyển từ vùng này sang vùng khác thì kinh tế càng tăng trưởng nhanh và “sức hút” của quốc gia, địa phương đó càng mạnh.

Gần đây, Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những địa phương đang nắm giữ “thời cơ vàng” trong phát triển hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Điểm qua những dự án (DA) lớn của quốc gia, vùng, tỉnh có tính lan tỏa đã, đang thực hiện ở Thừa Thiên Huế có thể thấy rất rõ: DA hầm đường bộ Hải Vân 2; DA cao tốc La Sơn - Túy Loan; Cam Lộ - La Sơn; DA Nhà khách T2 Cảng HKQT Phú Bài với công suất đón 5 triệu hành khách (trong đó 1 triệu khách quốc tế); DA đường ven biển dài hơn 120km... Bên cạnh đó, còn có các DA được tỉnh quy hoạch đầu tư xây dựng đã, đang hiện hữu từng bước kết nối liên vùng, tỉnh, huyện, như DA Phú Bài - Vinh Thanh; đường Phú Mỹ - Thuận An; Chợ Mai - Tân Mỹ; Phong Điền - Điền Lộc... Năm 2022, tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai hàng loạt DA hạ tầng giao thông lớn, như DA đường Tây phá Tam Giang kết nối TP. Huế đến Phú Vang; đường vành đai 3 và cầu Nguyễn Hoàng vượt sông Hương; đường Tố Hữu kéo dài kết nối với sân bay Phú Bài.

Thực tế, để triển khai hàng loạt DA lớn, nhỏ trên địa bàn cùng lúc và DA nào cũng mang tính cần thiết, cấp bách, Thừa Thiên Huế đứng trước những áp lực không nhỏ về khối lượng công việc “khổng lồ”. Tất cả các công việc đều phải tiến hành “cuốn chiếu”, từ khâu quy hoạch, thực hiện các thủ tục thiết kế, tìm nguồn vốn, lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn đơn vị thi công, giải quyết các thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng... Việc tìm kiếm nguồn lực đầu tư cũng không dễ dàng trong bối cảnh ngân sách có hạn, nguồn đầu tư công hạn hẹp và chỉ có thể chi tiêu cho DA đặc thù.

Đáng mừng với sự quan tâm mong muốn đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, từ Quốc hội, Chính phủ đến lãnh đạo bộ, ngành Trung ương dành sự ưu ái, tạo mọi điều kiện thực hiện tốt các DA giao thông, tạo nền tảng cho sự phát triển đột phá của Thừa Thiên Huế trong một vài năm đến.

Đạt mục tiêu đề ra, điều bức thiết nhất hiện nay vẫn là xây dựng cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho hạ tầng giao thông, để các thành phần kinh tế mạnh dạn rót vốn vào các DA hạ tầng, hài hòa lợi ích cho cả Nhà nước, doanh nghiệp lẫn người dân. Thêm vào đó, hệ thống thủ tục pháp luật về đất đai, bồi thường giải tỏa cũng cần được thay đổi, chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với thực tế cuộc sống, minh bạch, rõ ràng, tạo thêm thuận lợi trong thu hút nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các DA.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

kho thâm quyến Dịch vụ order taobao uy tín
Return to top