ClockThứ Tư, 30/10/2019 15:00

Giữa tháng 11 năm nay, phải hoàn thành kiểm kê tài sản

TTH - 5/7 phường thuộc dự án di dân khu vực 1 di tích Kinh thành Huế (đợt 2) đã cơ bản hoàn thành công tác kiểm kê, làm cơ sở để Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế áp giá đền bù theo khung chính sách Nhà nước phê duyệt.

Di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế đợt 2: Đảm bảo tiến độ trước 31/12/2020Tập trung hỗ trợ 152 hộ khó khăn thuộc dự án Di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế

Cán bộ UBND TP. Huế thực hiện công tác kiểm đếm tài sản tại phường Thuận Hòa

Ông Nguyễn Hữu Nhuận, ở số 37 đường Tôn Thất Thiệp phấn khởi khi công tác giải tỏa giai đoạn 1 (đợt 2) được đẩy nhanh tiến độ.

“Trước đây, chúng tôi cũng sốt ruột cứ nghĩ phải cả năm nữa mới đến lượt di dời nhưng mới đây được thông báo đợt 2 sẽ triển khai sớm hơn, khu nhà đất của chúng tôi ở vừa được cơ quan chức năng về đo đạc kiểm kê", ông Nhuận nói.   

Trong đợt 2 này, phường Thuận Hòa có số lượng giải tỏa không nhiều, chỉ 40 thửa đất (38 hộ chính, 78 hộ phụ, 2 thửa đất trồng hoa màu hàng năm) ở khu vực Eo Bầu Tây An - Tây Trinh.

Theo Chủ tịch UBND phường Thuận Hòa Hoàng Giang Thanh, dù số lượng thửa ít song chưa hẳn thuận lợi, bởi nhiều hộ dân ở có diện tích thu hồi lớn. Đơn cử như hộ ông Nguyễn Hữu Nhuận, ở số 37 Tôn Thất Thiệp có tổng diện tích giải tỏa thu hồi hơn 1.888 m2 (1.000m2 đất ở). Đây là trường hợp đất thừa kế, nguồn gốc sử dụng trước ngày giải phóng, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người dân băn khoăn về quyền lợi hỗ trợ hạn mức đất khi giải tỏa.

Một số trường hợp khác người dân không có giấy tờ để làm căn cứ xác minh nguồn gốc, thời gian sử dụng đất nên việc xác minh cần có sự cẩn trọng.

Ông Hoàng Giang Thanh cho biết, một số trường hợp gặp khó khăn trong việc xác minh thời điểm cư trú, ngay khi địa phương có văn bản đề nghị, Công an thành phố đã sao lục và xác minh thời điểm cư trú cụ thể để hoàn tất hồ sơ.

Hiện nay, chỉ còn hai trường hợp không có giấy tờ là hộ ông Hồ Đắc Đống và bà Nguyễn Thị Huế (ở 27 và 29 Tôn Thất Thiệp); thời gian tới phải tiến hành họp dân để xác minh chính xác nguồn gốc sử dụng đất của hai hộ dân này.

Thep ông Huỳnh Văn Lân, cán bộ địa chính của phường Thuận Hoà, dù đã kê công khai minh bạch, song nếu có thiếu sót, các hộ dân hoàn toàn có thể kiến nghị bổ sung, chúng tôi sẵn sàng về xác minh và kịp thời bổ sung vào hồ sơ. Ví dụ như trường hợp bà Lê Thị Hạnh, đại diện thừa kế, ở số 2/47 Tôn Thất Thiệp, sau khi đã kiểm kê thì phát hiện 2 bể nước của gia đình chưa được kê khai, chúng tôi đã về xác minh để bổ sung vào danh mục công trình kiểm kê lên Trung tâm Phát triển quỹ đất để áp giá đền bù.

Bà Nguyễn Thị Thu Nga, cán bộ địa chính phường Thuận Thành cho rằng, phường Thuận Thành có số lượng tương đối lớn, với 101 thửa đất, 99 hộ chính và hàng trăm hộ phụ nên việc đo đạc kiểm kê xác minh khá phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi có kinh nghiệm lần trước, lại có sự hướng dẫn cụ thể của Phòng Tài nguyên và môi trường TP. Huế nên công việc triển khai thuận lợi.

Theo bà Nga, mỗi biên bản kiểm kê có đến 7 chữ ký, trong đó ngoài Trung tâm Phát triển quỹ đất, chính quyền địa phương còn có đại diện tổ dân phố, hộ dân và gia đình nên bảo đảm khách quan, minh bạch. Khó nhất là việc xác định các hộ phụ có cư trú trên địa chỉ giải tỏa hay không, các trường hợp này chúng tôi đã chuyển thông tin để công an xác minh theo đúng thẩm quyền nhằm bảo đảm tính chính xác.

Không chỉ 4 phường ở Thành nội, hiện nay, các phường như Phú Hòa, Phú Bình, Phú Thuận cũng đang tiến hành đẩy nhanh việc đo đạc, kiểm kê các thửa đất của các hộ dân trong diện giải tỏa dọc Hộ thành hào, các tuyến phòng lộ.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế, công tác này đang được triển khai gấp rút bởi chính quyền địa phương và các ban ngành, thời hạn báo cáo đến hết ngày 15/11/2019 phải hoàn thành toàn bộ công tác kiểm kê tài sản cho dân.

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo
Return to top