ClockThứ Hai, 09/12/2019 06:30

Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư

TTH - Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đến nay, có 79 dự án (DA) trên địa bàn tỉnh được đưa vào diện cần xem xét thu hồi, giám sát đặc biệt và đôn đốc tiến độ. Trong đó, có 6/79 DA đã hoàn thành đi vào hoạt động, 38/79 DA tiếp tục theo dõi, 23/79 DA đã chấm dứt hoạt động hoặc do nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt.

Hướng đến tỉnh mạnh về biển, giàu từ biểnHướng đến đô thị thông minhĐiều chỉnh Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Dự án Trung tâm thương mại Nguyễn Kim đang được giám sát tiến độ thực hiện

Rà soát thu hồi

Thời gian qua, các sở, ngành đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ quy trình triển khai thực hiện DA sau khi được cấp chủ trương, quyết định đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh công tác rà soát, giám sát tình hình thực hiện DA đầu tư, kiên quyết thu hồi đối với các DA không có khả năng thực hiện, DA ngừng hoạt động, DA sai mục đích sử dụng đất.

Đối với các DA được phép điều chỉnh, giãn tiến độ theo quy định phải có báo cáo đánh giá khối lượng các nội dung công việc đã thực hiện, lộ trình thực hiện cụ thể, tính khả thi của việc đề xuất giãn tiến độ, điều chỉnh thời gian thực hiện DA; cam kết của nhà đầu trong trường hợp vi phạm và lý do, cơ sở của việc điều chỉnh, giãn tiến độ theo quy định.

Riêng các DA chuẩn bị làm thủ tục chấm dứt hoạt động trong thời gian tới bao gồm 5 DA thuộc danh mục cần rà soát thu hồi và 7 DA thuộc danh mục cần giám sát đặc biệt, đôn đốc tiến độ thực hiện.

Cụ thể, DA nhà máy cơ khí chính xác Chân Mây của Công ty TNHH Sản xuất cơ khí Chân Mây Việt Nam; DA sản xuất và kinh doanh các loại nhà lắp ghép của Công ty TNHH Quốc tế Kugler; DA nhà máy sản xuất kết cấu thép Phú Bài của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Kim Nguyên; DA Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH MTV Linh Ngọc; DA Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 3 của Công ty TNHH ACE VINA Constructions (Hàn Quốc).

DA Khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại bãi bồi Lương Quán của Công ty CP Xây dựng 939; DA Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng Vinconstec-Huế của Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam; DA Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô của Công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú Lăng Cô; DA Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam của Công ty TNHH Một thành viên Bãi Chuối (Việt Nam); DA dây chuyền tuyển rửa cát trắng của Công ty TNHH An Viên; DA Khu nhà ở sinh viên tại Khu quy hoạch Đại học Huế của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tisco Huế; DA Cảng chuyên dụng Nhà máy xi măng Đồng Lâm của Công ty CP Đầu tư Phát triển Quốc tế.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng đã thu hồi 12 DA không thuộc danh mục DA theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND năm 2017 của HĐND tỉnh. Công tác rà soát, tiếp tục bổ sung thêm các DA khác đưa vào giám sát đặc biệt nhằm tạo sự bình đẳng trong môi trường đầu tư, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất.

DA công trình toà nhà VNPT tại Huế đang được các sở ngành giám sát tiến độ thực hiện

Xây dựng hạ tầng đồng bộ

UBND tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ giai đoạn công bố DA kêu gọi đầu tư, mời gọi các nhà đầu tư, đến hoàn thiện hạ tầng, cải cách hành chính. Hiệu quả đầu tư được nâng lên thể hiện qua chỉ số đầu tư tăng trưởng ICOR một cách tích cực từ 6, 5 trong giai đoạn 2011-2015 xuống còn 5, 7 trong giai đoạn 2016-2018.

Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở KH&ĐT đánh giá, xây dựng hoàn thiện hạ tầng là một trong những giải pháp của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư. Theo đó, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, song song với việc chỉnh trang đô thị. Xây dựng hạ tầng nông thôn theo hướng đạt chuẩn, ưu tiên đầu tư hạ tầng nông thôn các xã điểm, các xã thuộc huyện điểm Quảng Điền, Nam Đông. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành địa điểm giao thương quốc tế gắn với du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp. Tập trung thu hút những nhà đầu tư lớn theo hướng đầu tư đồng bộ nhằm khai thác và phát huy danh hiệu “Vịnh đẹp Lăng Cô”. Tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên và môi trường đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trên địa bàn khu kinh tế.

Xây dựng bến cảng Chân Mây thành bến tổng hợp, phục vụ giao thương hàng hóa và đón khách du lịch quốc tế, chú trọng vận tải đa phương thức, dịch vụ thương mại. Triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, trước mắt đầu tư cho các khu công nghiệp đã có hạ tầng. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các DA có tính liên kết vùng, hướng về xuất khẩu, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và thân thiện môi trường.

Các sở ngành cũng đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các DA trọng điểm và tập trung đầu tư phát triển các dịch vụ đô thị thông minh.

Theo Sở KH&ĐT, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 và các quyết định liên quan bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư và thông tin chi tiết khoảng 50 DA để cung cấp cho các nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu.

Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được triển khai một cách có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến các nhà đầu tư có uy tín, năng lực trong nước và khu vực, có định hướng phát triển tương đồng với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Đã tổ chức tốt nhiều đợt xúc tiến đầu tư tại thị trường Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc gắn với việc hình thành nên mạng lưới chuyên gia hỗ trợ kêu gọi đầu tư tại nước ngoài, tạo nền tảng cho việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư bền vững, lâu dài tại các thị trường này.

Giai đoạn 2016-2019, đã thu hút được 178 DA đầu tư với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm khoảng 68.675 tỷ đồng, quy mô vốn bình quân 385 tỷ đồng/DA. Trong đó, đầu tư nước ngoài có 34 DA FDI với tổng mức đầu tư đạt 33.720 tỷ đồng, chiếm 49%. Giai đoạn này có trên 2.700 DN thành lập mới với số vốn đăng ký DN thành lập mới đạt 24.000 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

TIN MỚI

Return to top