ClockThứ Hai, 22/05/2023 06:36

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo trên lưu vực sông Hương

TTH - Dự án (DA) “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa, lũ, thông qua việc thiết lập khung vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp, xây dựng dự báo, cảnh báo trên lưu vực sông Hương.

Nâng cấp đê nội đồng phục vụ sản xuấtKhởi động lại việc tháo dỡ hàng rào trên đường Lê Lợi

leftcenterrightdel
 Trạm T2 lắp đặt bao gồm camera giám sát, hệ thống đo mực nước hạ lưu, thượng lưu, thiết bị quan trắc tại thủy điện Bình Điền

Mới đây, Ban Quản lý dự án (QLDA) đã tiến hành bàn giao công trình trạm Radar Xband T2 tại đập thủy điện Bình Điền (TX. Hương Trà) - một trong 31 vị trí lắp đặt các trang thiết bị của DA trên địa bàn toàn tỉnh.

Trạm này gồm có một trụ ăng-ten cao 30m, trên có đặt Radar Xband. Ngoài ra, các hạng mục lắp đặt bao gồm camera giám sát, hệ thống đo mực nước hạ lưu, thượng lưu, thiết bị quan trắc dự báo lưu lượng mưa, đo lưu lượng qua 5 cửa van, chạy máy…

Ông Nguyễn Quảng Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền cho biết, hiện nay trạm T2 đã đầu tư hoàn thành, bàn giao cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh quản lý và vận hành. Trạm có chức năng quét và dự báo lượng mưa toàn tỉnh giúp cơ quan chức năng có những dữ liệu, thông tin chính xác nhằm nâng cao năng lực PCTT, đặc biệt đối với các hồ thủy điện, thủy lợi nằm trên lưu vực sông Hương.

Hàng năm, công ty đều thực hiện quan trắc, tính toán, báo cáo với chu kỳ 15 phút/lần khi có hình thái thời tiết nguy hiểm hay trong cơn lũ các thông số mực nước thượng, hạ lưu, lưu lượng về hồ, qua tràn, tua bin và lượng mưa lưu vực. Trong quá trình xây dựng hạng mục trạm T2, công ty tích cực hỗ trợ DA triển khai từ khi mới bắt đầu. Hiện tại trạm đặt trên đất, đang sử dụng nguồn điện của công ty, ngoài ra còn hỗ trợ kết nối với thiết bị của nhà máy, cho chuyên gia tại DA…

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đây là DA hỗ trợ kỹ thuật thí điểm do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.

DA gồm các mục tiêu chính giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa, lũ, góp phần đảm bảo phát triển kinh - tế xã hội bền vững thông qua việc thiết lập khung vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp; xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo đến các khu vực dễ bị tổn thương trên lưu vực sông Hương, góp phần phát triển toàn diện hệ thống thông tin phòng chống thiên tai; xây dựng mô hình thí điểm về vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả nhằm nghiên cứu nhân rộng đến các lưu vực sông khác.

Theo ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, DA khi hoàn thiện sẽ thiết lập hệ thống vận hành và quản lý đối với 3 đập lớn đang hoạt động kết hợp với việc PCTT tại lưu vực trên sông Hương. Hoàn chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, tạo công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan quản lý…

Đến nay, các khối lượng chính của DA đã hoàn thành, về cơ bản đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ theo thỏa thuận viện trợ và văn kiện đã được phê duyệt. Hệ thống trang thiết bị hình thành từ DA đã được nghiệm thu và bàn giao cho các đơn vị thụ hưởng quản lý, sử dụng vào tháng 12/2022.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong thời gian vừa qua, nhất là đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2022, mặc dù DA chưa được hoàn thiện, xong đã phát huy hiệu quả, không chỉ trong việc vận hành hồ chứa, điều tiết lũ, PCTT mà còn phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh trong lĩnh vực khác như: du lịch, tổ chức sản xuất, lễ hội và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

DA có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tỉnh trong công tác PCTT, vận hành hồ chứa theo thời gian thực, hiển thị hệ thống mạng phục vụ cộng đồng PCTT, hỗ trợ dân sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh, hệ thống được kết nối đến các cơ quan Trung ương phục vụ chỉ đạo điều hành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đánh giá, từ năm 2021 đến 2023, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã sử dụng các sản phẩm phần mềm từ DA như ảnh Radar Xband, đo mực nước các sông, đo lượng mưa, phần mềm dự báo mưa để hỗ trợ tham mưu, chỉ đạo, vận hành các hồ chứa nước, giám sát mưa lũ; chia sẻ thông tin đến các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh góp phần thực hiện tốt công tác PCTT.

Nhằm phát huy các kết quả của DA và để chuẩn bị cho công tác tiếp nhận, quản lý vận hành, UBND tỉnh chỉ đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị của DA; yêu cầu các địa phương, cơ quan có liên quan chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn, tăng cường phối hợp hỗ trợ đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống trang thiết bị được tài trợ.

Theo UBND tỉnh, nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của DA, tỉnh đã đề nghị JICA, các nhà thầu thi công tiếp tục quan tâm hỗ trợ kỹ thuật vận hành hệ thống, bố trí chuyên gia, tình nguyện JICA hỗ trợ vận hành DA. Đồng thời đề xuất Bộ NN&PTNT, các đơn vị thuộc Tổng cục Khí tượng thủy văn, Viện khoa học Thủy lợi tiếp tục hỗ trợ vận hành, bảo trì hệ thống của DA.

Mới đây, UBND tỉnh phối hợp với Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức lễ khánh thành Dự án “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện”. DA có tổng số đầu tư là 18,2 triệu USD (khoảng 414 tỷ đồng), trong đó, vốn ODA không hoàn lại của Nhật Bản là 1,8 tỷ yên (trên 16,65 triệu USD). Đây là sự kiện không chỉ đánh dấu kết quả hoàn thành DA, mà còn là việc áp dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong phục vụ công tác PCTT nói chung và vận hành liên hồ chứa nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

Theo dự báo, năm nay, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng đột biến, nguy cơ cháy, nổ đường dây đối với hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện thiếu an toàn trong khu dân cư.

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện
Return to top