ClockThứ Năm, 28/12/2023 09:42
DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TP. HUẾ:

Hoàn thiện mặt bằng, đảm bảo tiến độ các gói thầu

TTH - Các gói thầu thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế (DA) đang hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), triển khai thi công đảm bảo tiến độ. UBND tỉnh đã tổ chức họp bàn và thống nhất chủ trương đề xuất JICA hỗ trợ cung cấp vốn ODA cho tỉnh để tiếp tục đầu tư thực hiện dự án giai đoạn 2.

Tiến độ dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II: Chấn chỉnh các đơn vị chưa làm hết trách nhiệmĐảm bảo tiến độ Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

 Ban QLDA Cải thiện nước TP. Huế đang đẩy nhanh tiến độ GPMB đường Phạm Văn Đồng

Từ nguồn vốn kết dư của Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế, hiện nay chủ đầu tư đang triển khai 6 gói thầu xây lắp trên địa bàn thành phố và khu vực Khu đô thị mới An Vân Dương. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế tiếp tục phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố (TTPTQĐTP) đẩy nhanh công tác GPMB một số gói thầu còn vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ theo hợp đồng.

Tại gói thầu H/LCB/7 - Thoát nước, lề đường Phạm Văn Đồng, hiện nay liên danh nhà thầu Thành Phát - Nam Á đang triển khai thực hiện 6 mũi thi công tại các đoạn không vướng công tác GPMB.

Cụ thể, theo ghi nhận của PV, tại điểm đầu tuyến từ Cao Xuân Dục - Tùng Thiện Vương, khu vực này không tiến hành công tác GPMB nên các nhà thầu đã triển khai được 80% các hạng mục hào kỹ thuật, hệ thống thoát nước 2 bên vỉa hè và thi công 10% tiến độ khối lượng nền đường.

Đoạn từ Tùng Thiện Vương - Tỉnh lộ 10 đang vướng công tác GPMB nên chỉ mới thi công một số điểm, mặt bằng “sạch” có đến đâu thì nhà thầu thi công đến đó. Riêng đoạn cuối tuyến từ Tỉnh lộ 10 về giáp tuyến đường Chợ Mai - Tân Mỹ đã cơ bản hoàn thiện hệ thống thoát nước vỉa hè, hào kỹ thuật nhưng nền đường chỉ mới thi công được 5% khối lượng.

Được biết, công trình mở rộng đường Phạm Văn Đồng khởi công vào tháng 7/2023 và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2024 với mức đầu tư 152 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Theo thiết kế, tuyến đường sẽ được nâng cấp mở rộng ra 36m (hiện trạng mặt đường và lề 24m). Trong đó, mặt đường sẽ rộng 26m được đầu tư đường cấp cao thảm bê tông nhựa, rãnh vỉa bằng bê tông xi măng, trọng tải thiết kế mặt đạt chuẩn, phù hợp với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Theo Ban QLDA, đường Phạm Văn Đồng được đầu tư mở rộng, chỉnh trang không chỉ tạo điểm nhấn cho đô thị Huế mà còn phát huy vai trò kết nối thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội liên vùng. Do vướng thủ tục xin cấp phép thi công, nên gói thầu này triển khai muộn gần 2 tháng nên tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch.

Khối lượng thực hiện công trình đến nay đã thi công đắp nền đường 2.163m3, cấp phối đá dăm các loại 1.265m3, lắp đặt cống D800 2.247 m, thi công hoàn thiện 76 hố ga, lắp đặt hào kỹ thuật 523m với giá trị thực hiện 14 tỷ đồng, đạt 8,3% khối lượng hợp đồng.

Công tác GPMB đang được TTPTQĐTP tích cực thực hiện. Khối lượng GPMB lớn chủ yếu nằm ở hạng mục thoát nước, lề đường Phạm Văn Đồng, hiện đã phê duyệt phương án đền bù cho 204/206 hộ (đã có 165 hộ nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng), có 11 hộ di dời được bố trí tái định cư tại khu TDC1 và Bàu Vá.

Tương tự, tại gói thầu H/LCB/6 – Kè sông Như Ý đoạn từ Đập Đá đến cầu Vân Dương, do liên danh nhà thầu Thủy Lợi Huế - 568 thực hiện trên chiều dài 1,6km với tổng kinh phí hơn 260 tỷ đồng. Đến nay, nhà thầu đã thi công hoàn thành 35.000m cọc ván dự ứng lực các loại, 5.900m cọc bê tông ly tâm D400, 487md bê tông dầm mũ, 40m dầm neo.

Công trình đã nạo vét được 14.500m3 cát tận dụng đắp thân kè, đắp đá nền bãi đổ xe được 3.900m3. Hạng mục cầu vòm đã thi hoàn thành cọc nhồi và mố cầu. Hiện nhà thầu đang tiếp tục triển khai thi công dầm mũ, đóng cọc ly tâm và nạo vét cát... với giá trị thực hiện toàn gói thầu được 182 tỷ đồng, đạt 77,7% khối lượng hợp đồng.

Liên quan đến khoảng 37 hộ dân sống ở 2 phường Phú Hội và Xuân Phú, TP. Huế có công trình nhà cửa, đất đai ảnh hưởng bởi quá trình đóng cọc thi công tuyến kè sông Như Ý đoạn từ Đập Đá đến cầu Vân Dương, ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban QLDA cho biết, theo đánh giá của chủ đầu tư, thiết kế thi công công trình là phù hợp, không tác động nhiều đến phía bờ sông mà chỉ thi công ép, đóng cọc.

Nhà dân xây dựng dọc sông Như Ý vốn nằm trong diện có nguy cơ sạt lở, nền móng địa chất yếu. Trước khi thi công, chủ đầu tư cũng đã lượng định trước và tính toán khi thi công sẽ ảnh hưởng đến nhà người dân. Do vậy, khi xảy ra sự cố ảnh hưởng, chủ đầu tư đã mời toàn bộ đơn vị thi công, nhà thầu, đơn vị bảo hiểm đến làm việc để thống nhất phương án đền bù, hỗ trợ cho người dân. Trong trường nhà thầu không đền bù thì chủ đầu tư sẽ sử dụng tiền tạm ứng để khấu trừ (có 7% giá trị hợp đồng của nhà thầu được giữ lại chi trả cho người dân).

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, trên cơ sở báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thực hiện DA , mới đây UBND tỉnh đã tổ chức họp bàn và thống nhất chủ trương đề xuất JICA hỗ trợ cung cấp vốn ODA cho tỉnh để tiếp tục đầu tư thực hiện Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế giai đoạn 2 – khu vực ưu tiên ở phía bắc TP. Huế để đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước toàn thành phố. UBND tỉnh, TP. Huế và Ban QLDA cũng đã có cuộc họp với JICA để trao đổi các thông tin về quy mô, địa điểm, sự cần thiết đầu tư dự án giai đoạn 2…

Theo đề xuất chủ trương đầu tư thực hiện DA giai đoạn 2, địa điểm và phạm vi thực hiện sẽ nằm ở khu vực phía bắc TP. Huế (bao gồm cả Kinh thành Huế) gồm các phường Kim Long, Phú Hậu, Gia Hội, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Tây Lộc và Đông Ba với tổng diện tích dự kiến 934ha. Các hạng mục đầu tư chủ yếu bao gồm hệ thống cống chung, cống bao và các trạm bơm; nạo vét, kè các hồ, cải tạo các đường hầm thông giữa các hồ trong Kinh thành Huế; nhà máy xử lý nước thải với công suất 30.000m3/ngày, dự phòng mở rộng 20.000m3/ngày. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng gần 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi và nguồn đối ứng từ ngân sách Nhà nước.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Đẩy nhanh tiến độ đối chiếu sinh trắc học

Để đảm bảo đến ngày 1/1/2025, các tài khoản thanh toán cá nhân qua ngân hàng số đều thực hiện đăng ký sinh trắc học, Ngân hàng Nhà nước tỉnh yêu cầu các ngân hàng trên địa bàn đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hỗ trợ người dân đăng ký xác thực sinh trắc học.

Đẩy nhanh tiến độ đối chiếu sinh trắc học
Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

Để công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 được đảm bảo, cấp ủy, chính quyền cùng hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp; đồng thời, quan tâm đến việc xét duyệt chính trị, chính sách là nội dung quyết định đến chất lượng tuyển quân.

Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

TIN MỚI

Return to top