ClockThứ Ba, 28/01/2020 06:15

Huế tăng trưởng từ bất động sản, tại sao không?

TTH - Thuật ngữ tiếng Anh “Real property” (bất động sản) xuất hiện vào năm 1666, điều này nói lên bất động sản (BĐS) có bề dày lịch sử và có tầm quan trọng đối với con người, Nhà nước và nền kinh tế.

Lành mạnh hóa thị trường bất động sảnNhận diện tâm điểm thị trường bất động sản nghỉ dưỡng - HuếThị trường bất động sản đang…”đi ngang”

Thị trường bất động sản hưng, nền kinh tế thịnh

Thị trường bất động sản suy, nền kinh tế sụp

(TTNT)

2019 được đánh giá là năm sôi động của thị trường bất động sản Huế

Bất động sản “không có chân”

Thuật ngữ tiếng Anh “Real property” (bất động sản) xuất hiện vào năm 1666, điều này nói lên bất động sản (BĐS) có bề dày lịch sử và có tầm quan trọng đối với con người, Nhà nước và nền kinh tế.

Điều 174 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về BĐS như sau: “BĐS bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai”.

Dân chuyên ngành BĐS thì định nghĩa theo cách của họ: Đất + vật kiến trúc trên đất + không dịch chuyển = BĐS

Thị trường chia BĐS chia làm hai loại, BĐS hàng hóa và không hàng hóa.

BĐS hàng hóa gồm: Khu đô thị, khu thương mại, khu tài chính, khu công nghiệp, khu du lịch, khu nghĩa trang, cầu, đường, sân bay, bến cảng, bệnh viện, trường học, siêu thị…, do tư nhân đầu tư và kinh doanh. Nhà-đất (địa-ốc) chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hàng hóa BĐS. Như vậy, chúng ta cùng thống nhất, BĐS không chỉ có nhà và đất.

BĐS không phải hàng hóa: Những công trình an ninh, quốc phòng, quốc gia, công trình công cộng, công trình phúc lợi xã hội, công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo do Nhà nước và tổ chức đầu tư…

Bản chất cốt lõi của BĐS là “không có chân” cho nên không dịch chuyển.

Đầu tư-kinh doanh hàng hóa “không có chân”

Thị trường BĐS là đầu tư, kinh doanh, chuyển nhượng, đầu cơ, môi giới một loại sản phẩm mà cả người làm ra, người bán và người mua dù đã hoàn tất thủ tục tài chính và pháp lý cũng không thể đem về nhà (hoặc về nước) cất giữ được. Chính bản chất không dịch chuyển của sản phẩm BĐS mà bên có đất (tỉnh, thành, nước sở tại) khó kêu gọi đầu tư. Về phía các nhà đầu tư BĐS thì trước khi “xuống tiền” phải cân nhắc đủ mọi bề. Nhà đầu tư cân nhắc gì?

Xin thưa: 1/Thể chế chính trị và cơ chế của thị trường nước sở tại đủ thuyết phục nhà đầu tư móc hầu bao. 2/Tính minh bạch và sự tin cậy của luật pháp về đất, và vật kiến trúc trên đất, đủ bảo vệ quyền sở hữu tài sản và sự an toàn cho bản thân nhà đầu tư. 3/Thủ tục đầu tư và thủ tục hành chính công khai, nhất quán, nhanh, gọn, chi phí thấp. 4/Bộ máy hành chính công tâm, chuyên nghiệp, liêm chính và đồng hành cùng nhà đầu tư. 5/An ninh, quốc phòng, đạo đức công dân và trật tự xã hội của nước sở tại không gây rủi ro cho đồng vốn đầu tư BĐS. 6/Khí hậu, thời tiết, độ cao-thấp của đất so với mặt nước biển, cảnh quan, nguồn nước, giúp tiền đầu tư giảm, giá trị dự án tăng. 7/Hạ tầng kỹ thuật (đường, điện, cống, nước, công nghệ- thông tin) và hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị, công trình văn hóa và tôn giáo) đáp ứng được nhu cầu ban đầu của dự án sẽ đầu tư.

Huế, tăng trưởng từ BĐS?

Thực tế đã tổng kết, một BĐS khởi công cuốn theo không dưới 200 thị trường xoay quanh nó. Thị trường vật liệu xây dựng (gạch, cát, ngói, xi măng, tôn, sắt, thép, sơn, gỗ…); thị trường tài chính-ngân hàng-chứng khoán; thị trường lao động việc làm; thị trường nội thất-ngoại thất; thị trường kim khí điện máy; thị trường điện gia dụng; thị trường cây-hoa-kiểng-chậu-chiếu sáng sân vườn; thị trường lắp đặt hồ bơi, xông khô, xông ướt; thị trường dụng cụ nhà bếp; thị trường tranh, ảnh, thảm, gối nệm, hoa tươi, hoa khô, trang trí bàn thờ… Đó là chưa kể bộ máy hành chính có nhiều việc làm; tỉnh có nguồn thu ngân sách, thu thuế từ BĐS và 200 thị trường thứ cấp ăn theo BĐS.

Do vậy, nếu lãnh đạo tỉnh kích hoạt thị trường BĐS là kích hoạt cả nền kinh tế tỉnh nhà. Nhưng, kích hoạt như thế nào để nhà đầu tư, tỉnh và người dân cùng có lợi?

Mình với ta tuy hai mà một

Chính quyền địa phương tạo ra cơ sở hạ tầng, nhưng chính nhà đầu tư tạo ra đô thị và nền kinh tế. Ở Mỹ, 99% BĐS là do tư nhân đầu tư. Do vậy, nếu muốn nền kinh tế tăng trưởng, tỉnh và nhà đầu tư phải “tuy hai mà một”. Tuy hai mà một là: Thường xuyên tổ chức hội chợ và hội nghị mời gọi đầu tư. Giới thiệu vị trí đất quy hoạch phù hợp với mục đích từng dự án. Cung cấp thông tin, minh bạch thủ tục giao, thuê và nghĩa vụ tài chính khu đất. Đồng hành với nhà đầu tư hoặc tỉnh nhà lo trọn gói thủ tục đầu tư cho đến khi dự án khởi công với thời gian nhanh nhất có thể. Khi dự án đi vào hoạt động, tùy theo hiệu quả kinh doanh mà tỉnh áp thuế phù hợp để giữ chân nhà đầu tư cũ và mời gọi nhà đầu tư mới.

Tỉnh và nhà đầu tư phải “tuy hai mà một”

Tại sao tỉnh phải “tuy hai mà một” với nhà đầu tư? Là bởi, khi nhà đầu tư đã bỏ tiền làm ra sản phẩm BĐS thì kinh tế tỉnh nhà tăng trưởng, người dân có việc làm, doanh nghiệp bán được nhiều hàng, bộ mặt đô thị khởi sắc. Một khi rủi ro khách quan hoặc chủ quan xảy ra, vì BĐS “không có chân”, nhà đầu tư đành “bỏ của chạy lấy người”. Mất trắng!

Ta với mình tuy một mà hai

“Tuy một mà hai” là trước khi cấp phép đầu tư, bộ máy hành chính tỉnh phải đứng trên lợi ích cốt lõi của quốc gia, lợi ích lâu dài của tỉnh nhà và lợi ích an sinh của người dân. Kiên quyết “nói không” với những nhà đầu tư BĐS không chân chính, mưu toan chiếm giữ những vị trí trọng yếu an ninh, quốc phòng với thâm ý gieo hiểm họa lâu dài cho Tổ quốc. Với những nhà đầu tư BĐS thuần về tìm kiếm lợi nhuận thì bộ máy hành chính nghiêm khắc yêu cầu nhà đầu tư tránh đến mức thấp nhất xâm phạm cảnh quan, xâm hại nguồn nước-môi trường, xâm chiếm quyền lợi của người dân sống trong, ngoài dự án đầu tư. Tại sao? Vì, biển, rừng, sông, suối, hồ, núi, đồi… là tài nguyên quốc gia, tất cả người dân đều được hưởng thụ.

 Những dự án buộc phải thu hồi đất của người dân địa phương đang canh tác giao cho nhà đầu tư, tỉnh nên đứng về phía người dân yêu cầu nhà đầu tư BĐS đền bù thỏa đáng và nhận vào làm việc khi dự án khởi công hoặc khi dự án đi vào hoạt động. Những người dân có quỹ đất lớn bị dự án BĐS giải tỏa, nên cho họ tham gia cổ phần để hưởng lợi lâu dài, như vậy sẽ tránh được khiếu kiện về sau.

Sẽ là bất hạnh cho tỉnh nếu trong bộ máy hành chính có người tham lam, thiếu tài, vô đức cấu kết tiếp tay với nhà đầu tư BĐS bất chính trục lợi cá nhân, gây hại cho xã hội.

Tại sao không?

Huế là vùng đất vua, sông nước hữu tình. BĐS đặt ở đâu trên đất Huế cũng tăng giá trị cộng thêm. Hiện nay nhiều thị trường BĐS tỉnh, thành trong cả nước phát triển đụng trần thì sự “đi chậm nói khẽ” của thị trường BĐS Huế bây giờ lại trở thành vốn quý. “Đi chậm” giúp Huế chọn con đường phát triển bền vững, tránh “vết xe đổ” của những tỉnh, thành đã trải qua. “Nói khẽ” để mời gọi những nhà đầu tư BĐS đồng hành cùng bộ máy hành chính tỉnh kích hoạt thị trường BĐS, cũng là kích hoạt nền kinh tế của tỉnh nhà. Nhưng, cũng không ngần ngại “quát lớn” với những nhà đầu tư không chân chính...

Bài: Tạ Thị Ngọc Thảo

Ảnh: Đăng Tuyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top