ClockThứ Năm, 19/09/2019 13:45

Kè Phú Thuận giai đoạn 2: “Thành trì” chống sạt lở

TTH - Sau khi giai đoạn 1 của tuyến kè Phú Thuận (Phú Vang) hoàn thiện, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân đã tự nguyện đóng góp kinh phí mua ghế đá, xây dựng khu văn hóa thôn gần khu vực bờ kè, biến nơi đây thành tuyến đê kè - đường giao thông khang trang.

Phú Thuận: Cần bờ kè chống sạt lởĐẩy nhanh tiến độ kè chống xâm thực ở Phú Thuận

Công nhân tất bật trên công trình kè Phú Thuận giai đoạn 2

Giấc mơ an cư

Hàng năm vào mùa mưa bão, triều cường, gần 4.300 hộ dân ở các thôn An Dương 1, An Dương 2 và An Dương 3 (xã Phú Thuận) mà trực tiếp ảnh hưởng là 600 hộ dân sống ven vùng biển, cứ nơm nớp lo sạt lở.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, từ năm 2012-2017, 40 hộ dân vùng sạt lở ven biển An Dương được di dời lên khu tái định cư (TĐC) Xuân An cùng xã. Mỗi hộ dân TĐC được bố trí đất nền ở trung tâm 140m2 cộng với số tiền hỗ trợ 25 triệu đồng.

Ông Nguyễn Quang Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, trước tình trạng sạt lở biển diễn biến phức tạp, cuối năm 2014, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng công trình kè chống xâm thực bờ biển khu vực thôn An Dương, chia làm hai giai đoạn với tổng chiều dài 830m.

Giai đoạn 1 của dự án đã triển khai đoạn kè chống sạt lở trên chiều dài hơn 400m, với tổng mức đầu tư 44 tỷ đồng. Từ khi xây dựng đến nay, tình trạng sạt lở biển tại các thôn An Dương 1, An Dương 2 đã chấm dứt.

Triển khai giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của dự án với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng, thời gian triển khai dự kiến hoàn thiện cuối tháng 12/2019. Sau khi hoàn thiện, phạm vi từ cao độ mái kè từ +4,2 trở lên được trồng rau muống biển. Mái kè được chia thành các ô được tạo bởi các dầm dọc, dầm ngang làm bằng bê tông cốt thép; đỉnh kè làm đường bê tông rộng 2,75m, tiếp tục được bố trí dốc trượt thuyền với mặt dốc rộng 10m kết cấu bằng bê tông xi măng dày 25cm, mái hai bên dốc được xây đá hộc.

Giai đoạn 2 của dự án công trình kè chống xâm thực bờ biển khu vực thôn An Dương được tiếp tục triển khai cuối tháng 7/2019 trên chiều dài 230m, kế tiếp giai đoạn 1 từ Km404.

Ông Nguyễn Văn Tài, cán bộ giám sát Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT (chủ đầu tư dự án giai đoạn 2) thông tin, thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công đang triển khai đúc cấu kiện bê tông, lát mái kè, đào cát hố móng và lắp ván khuôn cốt thép lắp dầm mũ.

Theo ông Tài, với công nghệ thi công mới, chân kè kết cấu gồm hàng cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực đúc sẵn dài 7m, đóng ken xít liên tục, đỉnh cọc được liên kết bằng dầm mũ cọc đổ tại chỗ; phía ngoài hàng cọc là lăng thể đá hộ chân dài 1m, phủ mặt lăng thể là cấu kiện bê tông đúc sẵn, bề rộng phủ mặt 6m.

“Hiện tại, công trình chỉ mới thi công, khối lượng hoàn thành chưa nhiều nhưng chủ đầu tư luôn đốc thúc các đơn vị thi công huy động hết nguồn nhân, vật lực để đảm bảo đẩy nhanh, đúng tiến độ. Do thi công trong mùa mưa bão nên sẽ ưu tiên hoàn thành các hạng mục cơ bản nhằm tránh thiệt hại”, ông Tài cho biết.

Ông Nguyễn Quang Dân đánh giá, các mùa mưa bão vừa qua, hiệu quả bước đầu của việc hoàn thiện tuyến kè chống sạt lở giai đoạn 1 đã được phát huy tích cực, không xảy ra tình trạng nước biển xâm thực bờ. Các hộ dân nằm trong vùng sạt lở đã có cuộc sống ổn định. Giai đoạn 2 đang triển khai xây dựng sẽ tiếp tục tạo “thành trì” cho người dân trong vùng sạt lở.

Hiện tại, vị trí cuối thôn An Dương 3 còn khoảng 500m chiều dài giáp xã Phú Hải và vùng biển qua các thôn Tân An, Trung An vẫn còn tình trạng sạt lở, xâm thực biển. Tuy đa phần các hộ dân có nhà kiên cố nhưng hàng năm trong phương án phòng chống lụt bão của địa phương, luôn chú trọng các hộ dân nằm trong vùng sạt lở, xâm thực biển này nhằm chủ động phương án di dời trong tình huống cần thiết.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Return to top