ClockThứ Ba, 31/10/2017 06:01

Khó đảm bảo tiến độ Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế

TTH - Với tiến độ như hiện nay, Giám đốc Ban quản lý dự án Cải thiện môi trường nước (DA CTMTN) TP. Huế Nguyễn Thanh Tuấn Anh khẳng định, ngoài xin gia hạn hiệp định vay, không còn cách nào khác để hoàn thành dự án đúng như cam kết.

Trắng đêm trên công trình cải thiện môi trường nước

Thi công băng đường sắt ở đường Trần Phú

Mất 8 năm mới hoàn thành thủ tục

Theo tiến độ cam kết hiệp định vay giữa Chính phủ Việt Nam với Nhật Bản, DA CTMTN TP. Huế được thực hiện trong vòng 10 năm, từ 2008-2018. Đến thời điểm này, còn chưa đầy một năm nữa thời hạn trong hiệp định vay sẽ hết hiệu lực, tức DA sẽ kết thúc. Tuy nhiên, tiến độ DA hiện chỉ đạt hơn 50%, đối với gói thầu đường cống và 25% đối với gói thầu nhà máy xử lý nước thải nên khả năng không đạt tiến độ theo cam kết hiệp định vay là điều khó tránh khỏi.

Lý do tiến độ đạt chậm theo Ban quản lý DA CTMTN TP. Huế là do quá trình triển khai các thủ tục chậm, mất gần 8 năm mới hoàn thành, kéo theo quá trình triển khai thi công thực địa chậm. Từ tháng 3/2016, DA mới bắt đầu thi công các gói thầu chính, gồm: gói thầu kè hói, đường cống và nhà máy xử lý nước thải. Đến nay, chỉ có gói thầu kè hói hoàn thành, hai gói thầu còn lại khó hoàn thành trong năm 2018.

Mùa mưa khiến công tác hoàn trả mặt bằng thuộc dự án khó khăn

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh lo lắng, từ nay đến cuối năm và đầu năm sau, khả năng còn mưa nhiều, gây bất lợi quá trình thi công các gói thầu. Tiến độ gói thầu đường cống còn đạt thấp hơn, nhất là ở các vùng trũng không thể triển khai thi công, vùng cao cũng chỉ thi công cầm chừng dẫn đến sụt giảm khối lượng khiến công tác giải ngân khó khăn hơn. Thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng khá lớn việc hoàn trả mặt bằng, giao thông đi lại cũng như sinh hoạt, buôn bán của người dân.

Theo Ban quản lý DA CTMTN TP. Huế, hiện nay, dù theo tiến độ cam kết thì DA không đạt, song tiến độ thi công các gói thầu đạt khá tốt, nhất là gói thầu nhà máy xử lý nước thải. Đối với gói thầu đường cống, các khu vực thi công khó khăn đều cơ bản hoàn thành nên việc triển khai thi công khá thuận lợi. Công tác xin cấp phép thi công băng đường sắt, đường quốc phòng, quốc lộ… đã hoàn thành và DA đang thi công băng đường sắt ở tuyến đường Trần Phú.

Xin gia hạn hiệp dịnh vay 

Ban quản lý DA CTMTN TP. Huế nhìn nhận, dù tiến độ hiện nay đạt khá tốt, song khả năng hoàn thành toàn bộ DA vào tháng 7/2018 là điều bất khả thi nên đã báo cáo với tỉnh để tham mưu xin gia hạn hiệp định vay nhằm kéo dài thời gian thi công. Theo đó, các công việc liên quan gồm soát xét lại tiến độ từng gói thầu, hoàn thiện các thủ tục xin gia hạn, ban quản lý DA cơ bản đã thực hiện.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh cho hay, nếu được chấp thuận, khả năng DA xin gia hạn thêm một năm nữa, tức đến năm 2019 sẽ kết thúc. Tuy nhiên, các thủ tục xin gia hạn khá mất thời gian và liên quan đến nhiều bộ, ngành và quan trọng nhất vẫn là công tác đàm phán giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Nếu thuận lợi và nhận được sự đồng ý từ phía Nhật Bản, DA mới phát huy hiệu quả.

Nói về lý do xin gia hạn một năm, lãnh đạo Ban quản lý DA CTMTN TP. Huế cho hay, đã có tính toán kỹ và khả năng hoàn thành trong tầm tay nếu kéo dài dự án đến khoảng quý III/2019.

Cũng theo Ban quản lý DA CTMTN TP. Huế, việc gia hạn hiệp định vay đối với các DA vay vốn ODA không phải hiếm. Có khá nhiều DA ở Việt Nam đã xin gia hạn thành công, trong đó có DA xin gia hạn nhiều lần để đảm bảo hoàn thành toàn bộ. Tuy nhiên, hiện Chính phủ Việt Nam đang thắt chặt vấn đề này do nhiều DA xin gia hạn hiệp định vay còn kèm theo tăng vốn đầu tư lớn. Riêng DA CTMTN TP. Huế chỉ xin gia hạn hiệp định vay để thêm thời gian thi công chứ không tăng vốn đầu tư ban đầu nên khả năng được chấp thuận cao hơn.

Tại các buổi tiếp xúc với cử tri TP. Huế mới đây, khi thông tin về DA CTMTN TP. Huế, lãnh đạo tỉnh cho hay đang xem xét để xin gia hạn hiệp định vay nhằm hoàn thành toàn bộ DA. Nếu kết thúc như cam kết ban đầu, khả năng DA sẽ dang dở, không phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, việc có gia hạn được hay không phụ thuộc vào Chính phủ và phía đơn vị cho vay. Do đó, để DA đạt tiến độ tốt, lãnh đạo tỉnh mong muốn sự chia sẻ, đồng thuận và tạo điều kiện của người dân để DA triển khai thuận lợi.

Bài, ảnh: TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top